Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Bình Dương hướng đến mốc 5 triệu lượt du khách

Một góc trong khu du lịch Phương Nam, tỉnh Bình Dương.

Theo đó, quy mô không gian phía Nam bao gồm khu vực thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An và một phần của huyện Bến Cát với sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, du lịch cuối tuần, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch thể thao cao cấp.

Khu vực ưu tiên đầu tư cho các dự án tại phía Nam là ven miệt vườn Lái Thiêu của thị xã Thuận An, khu vực ven sông Sài Gòn.

Tiếp đến, quy hoạch không gian phía Tây Bắc bao gồm khu vực hồ Dầu Tiếng, núi Cậu, hành lang sông Sài Gòn và khu vực phụ cận thuộc huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát. Sản phẩm du lịch chủ lực tại đây là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, với các khu vực ưu tiên đầu tư là khu vực hồ Dầu Tiếng, khu vực ven sông Sài Gòn, khu vực hồ Cần Nôm.

Đồng thời, chú trọng phát triển không gian phía Đông bao gồm khu vực dọc theo lưu vực sông Đồng Nai và sông Bé thuộc huyện Tân Uyên, huyện Phú Giáo với sản phẩm chủ yếu là du lịch đường sông.

Ngoài ra, các tuyến du lịch các tuyến nội tỉnh, tuyến du lịch liên tỉnh, liên khu vực sẽ được ngành du lịch tỉnh liên doanh, liên kết với du lịch của TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ nhằm đa dạng hóa các chương trình du lịch.

Đặc biệt, chú trọng và phát huy các tuyến du lịch đường sông gồm các tuyến du lịch trên sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Bé. Xem du lịch nghỉ dưỡng là một trong những sản phẩm đặc trưng của ngành du lịch Bình Dương.

Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển du lịch theo lộ trình đến năm 2020 là khoảng 11.700 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 5.400 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 là 6.300 tỷ đồng. Tổng nhu cầu quỹ đất dành cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 là 1.400ha.

Thanh Thủy

Article source: http://www.baodongnai.com.vn/tintuc/201305/Khai-mac-phien-cho-Thanh-nien-cong-nhan-2236291/



Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Bình Dương thua tan nát trước Kiên Giang

– Sớm vượt lên dẫn trước, đồng thời có một thế trận không tồi thế nhưng việc thiếu vắng quá nhiều vị trí then chốt cùng với việc chủ nhà Kiên Giang chơi quá xuất thần đã buộc đoàn quân của Bình Dương phải rời Rạch Giá với cảnh tay trắng, trong trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 10 V-League chiều 18/5.

Trước trận đấu đã bất ngờ đổ mưa, nhưng điều đó không thể khiến cả đội khách đất Thủ cũng như chủ nhà Kiên Giang giảm đi khát khao chiến thắng nhằm thoát ra khỏi khó khăn.

Bằng chứng chỉ ngay sau khi tiếng còi khai cuộc cả đôi bên đã ngay lập tức dâng cao đội hình hòng tìm kiếm bàn thắng trước. Và chỉ ngay ở tình huống tấn công đầu tiên, đội khách đã có được điều mình mong muốn khi đội trưởng Anh Đức đánh đầu mở tỉ số cho trận đấu.

Bàn thua sớm không khiến các cầu thủ đội chủ nhà buông xuôi, thậm chí điều đó còn là động lực cho học trò của HLV Lai Hồng Vân chơi quyết tâm hơn, nhất là khi vấn đề về kinh tế vừa được lãnh đạo đội nhà giải quyết 1 phần ngay trước khi trận đấu diễn ra.

Bnh Dng, Kin Giang
Bình Dương thua đau tại Rạch Giá

Liên tục tấn công, và tạo được khá nhiều sức ép về phía khung thành của đội khách. Tới phút 28, những nỗ lực của Kiên Giang đã được đền đáp khi Kiên Trung có pha đá phạt trực tiếp đẹp mắt đưa trận đấu về vạch xuất phát.

Ít phút sau, một lần nữa sân Rạch Giá như vỡ òa khi Felix tận dụng tình huống hỗn loạn trước khung thành của Bình Dương đã nâng tỉ số lên 2-1 cho đội chủ nhà sau pha dứt điểm cận thành.

Thiếu vắng quá nhiều cầu thủ chủ chốt, nhưng rõ ràng lực lượng của đội bóng đất Thủ cũng còn rất dồi dào để cũng tạo được những pha bóng nguy hiểm về phía khung thành của thủ môn Văn Hưng.

Trong số những tình huống tấn công ấy, ngoài một lần Sunday đã đưa bóng chạm xà ngang, Bình Dương cũng đã có được bàn thắng quân bình tỉ số 2-2 trước khi rời sân ra nghỉ bằng pha lập công của Aniekan với pha sút phạt nhanh ở phút bù giờ của hiệp đấu thứ nhất.

Sau giờ nghỉ, với mục tiêu giữ trọn 3 điểm trên sân nhà đội bóng của HLV Lai Hồng Vân tiếp tục đẩy cao đội hình đẩy Bình Dương rơi vào thế chống đỡ khá vất vả.

Nhưng cũng phải tới phút 63, sau rất nhiều cơ hội bị bỏ lỡ Kiên Giang mới có thể nâng tỉ số lên 3-2 khi thủ môn Đức Cường (vào thay Santos đầu hiệp 2) phạm lỗi với Suleiman trong vòng 16m50. Ở chấm 11m, Kiên Trung đã dễ dàng để lập cú đúp cho riêng mình.

Hưng phấn hơn sau bàn thắng này, đội chủ nhà đã chơi cực hay trong những phút còn lại của trận đấu. Trong khi đó, với thực lực có sẵn Bình Dương cũng đã thể hiện mình không phải đối thủ dễ khuất phục.

Chí ít đoàn quân của HLV Lê Thụy Hải đã có vài tình huống ngon ăn trong hiệp 2, nhưng rốt cuộc Sunday và nhất là Anh Đức đã không thể tận dụng thành công để có thêm bàn thắng.

Ngược lại, với sự xuất sắc của Felix và đặc biệt là tân binh Suleiman đội chủ nhà đã có hàng loạt cơ hội ở những phút cuối trận. Nhưng rốt cuộc cũng chỉ có thêm 1 bàn thắng để ấn định tỉ số 4-2 cho trận đấu, và người ghi bàn tiếp tục là Suleiman ở phút 89.

Chiến thắng quan trọng này đã giúp Kiên Giang tạm thời vươn lên vị trí thứ 10, dù còn 1 trận chưa đấu. Trong khi đó thất bại thứ 7 từ đầu giải đã đẩy Bình Dương vào thế khó khăn khi đã thi đấu đủ 10 vòng.

Đội hình ra sân:

Kiên Giang: Văn Hưng, Công Thuận , Kiên Trung, Niệm Tiến, Minh Trung, Ngọc Hùng, Duy An, Felix, Hammed, Nguyễn Hằng Tcheuko Minh, Suleiman.

Bình Dương: Santos, Tuấn Tùng, Chí Công, Helio, Huỳnh Phú , Aniekan, Công Huy, Tăng Tuấn , Quang Vinh, Sunday, Anh Đức

M.A

Article source: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=597796



Số phận 625 SV trường đại học Thái Bình Dương sẽ ra sao?

Sự kiện: Giáo dục, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, đào tạo


Phát hiện thêm một vụ liên kết đào tạo liên thông trái phép: Số phận 625 SV sẽ ra sao?

Dù chưa được phép đào tạo liên thông từ TC lên ĐH, nhưng Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) và Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á (TP HCM) vẫn bất chấp quy định, "bắt tay nhau" tuyển sinh trái phép 625 sinh viên. Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM đã có báo cáo gửi Bộ GDĐT, đề nghị xử phạt hành chính, chỉ đạo 2 trường dừng thông báo tuyển sinh và đào tạo các chương trình sai quy định.

Số phận 625 SV trường đại học Thái Bình Dương sẽ ra sao?
Trường ĐH Thái Bình Dương

Tiếp nhận thông tin nóng về hoạt động đào tạo liên thông trái phép ở Trường ĐH Thái Bình Dương, 18 giờ 30 ngày 14/5 Đoàn kiểm tra của cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM do ông Hà Hữu Phúc – Phó vụ trưởng, Phó giám đốc cơ quan đại diện làm trưởng đoàn đã bất ngờ kiểm tra cơ sở 76 – 78 – 80 Minh Phụng (Q.6) của Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện có 2 lớp học liên thông ĐH chính quy 3 ngành: Kế toán, tài chính – ngân hàng, quản trị kinh doanh; một lớp đào tạo bậc TC ngành tài chính với số SV là 44/55 người. Sau khi xem xét các văn bản, đoàn kiểm tra xác định các lớp học này đều hoạt động trái phép. Lý do: Trường ĐH Thái Bình Dương không được liên kết đào tạo liên thông từ TC lên ĐH chính quy ngoài cơ sở chính của trường.

Tuy nhiên, tại biên bản giải trình gửi cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM (ngày 16/5/2013), Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á không thừa nhận việc tổ chức đào tạo liên thông trái phép giữa 2 trường, mà Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á chỉ cho Trường ĐH Thái Bình Dương thuê địa điểm. Trong khi đó, Trường ĐH Thái Bình Dương trong báo cáo giải trình gửi cơ quan đại diện Bộ GDĐT (ngày 17/5/2013), đã thừa nhận việc liên kết đào tạo liên thông với Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á thông qua báo cáo rõ ràng, chi tiết số lượng cụ thể SV (625 SV) liên thông đang theo học tại cơ sở của Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á.

Tại buổi làm việc với cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM sáng 17/5, Trường ĐH Thái Bình Dương đã báo cáo chi tiết hoạt động liên kết đào tạo với Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á như sau: Tại cơ sở chính số 254, đường Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú) có 113 SV đang học. Tại cơ sở 416/1, đường Lạc Long Quân (Q.11) có 284 SV đang học. Tại cơ sở 1A3, đường Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp) có 159 SV đang theo học. Tại cơ sở  số 76-78-80, đường Minh Phụng (Q.6) có 69 SV đang học. Như vậy từ phát hiện ban đầu chỉ có 44 SV tại cơ sở Minh Phụng, số SV mà hai trường tuyển sinh trái phép lên tới 625 SV thực học/1.160 thông báo trúng tuyển của hai trường.

Đáng chú ý là hồ sơ hợp đồng giữa hai đơn vị có dấu hiệu mập mờ giữa cho thuê địa điểm và liên kết đào tạo.

Cụ thể: Ngày 20/10/2010, Trường ĐH Thái Bình Dương và TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á ký hợp đồng "Hợp đồng hỗ trợ địa điểm đào tạo số 57A/HĐĐT – TBD". Tuy nhiên, nội dung các điều khoản Hợp đồng lại ghi: Hai bên đã trao đổi, thảo luận và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng đào tạo với điều khoản sau: "Điều 1: Bên A (Trường ĐH Thái Bình Dương) sẽ đặt các lớp đào tạo liên thông từ TC lên ĐH và từ CĐ lên ĐH tại cơ sở của bên B các ngành: Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, CNTT và Quản Trị Kinh doanh. Điều 2: Bên A (trường ĐH Thái Bình Dương) có trách nhiệm về mặt pháp lý từ lúc bắt đầu tuyển sinh đến khi kết thúc khóa học, chịu trách nhiệm về nội dung, kế hoạch, chương trình đào tạo, xét duyệt, phân công GV dạy, tổ chức giảng dạy, học tập, thi hết môn… hoàn thành các thủ tục cấp bảng điểm, bằng tốt nghiệp trình độ CĐ, ĐH cho SV theo ngành và trình độ đã đào tạo. Điều 3: Bên B (Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á) chịu trách nhiệm chính và phối hợp với bên B trong tạo nguồn tuyển sinh và chuyển cho bên A toàn bộ hồ sơ SV, chịu trách nhiệm về địa điểm, phương tiện giảng dạy, phục vụ dạy và học. Tổ chức các kỳ thi hết môn, hết học kỳ, thi tốt nghiệp. Giới thiệu GV giảng dạy, cử GV chủ nhiệm lớp, nhận ủy quyền thu hộ học phí…".

Ngày 11/8/2011, Trường ĐH Thái Bình Dương và TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á ký tiếp hợp đồng đào tạo số 136/2011/HĐĐT – TBD.

Nội dung và trách nhiệm giữa hai bên A và B cũng tương tự như bản hợp đồng hỗ trợ địa điểm đào tạo số 57A/HĐĐT-TBD ngày 20/10/2010 của hai bên đã ký. Tuy nhiên, trong điều 2 của bản hợp đồng này có ghi thêm trách nhiệm của bên A là hoàn thành các thủ tục cấp bảng điểm, bằng tốt nghiệp trình độ CĐ – ĐH chính quy cho SV theo ngành và trình độ đã đào tạo. Ngày 1/12/2011, Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á tiếp tục ký  Hợp đồng thuê địa điểm tuyển sinh số 11/HĐ-TNA với Trường ĐH Thái Bình Dương. Địa điểm cho thuê tại số 254 Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú) dùng để tuyển sinh và đào tạo buổi tối theo nhu cầu người học. Tuy nhiên, Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á đều thực hiện tất cả các điều trong trách nhiệm của trường như hợp đồng số 57A/HĐĐT-TBD ký ngày 20/10/2010 (tạo nguồn tuyển sinh và chuyển cho bên A toàn bộ hồ sơ SV, chịu trách nhiệm về địa điểm, phương tiện giảng dạy, phục vụ dạy và học. Tổ chức các kỳ thi hết môn, hết học kỳ, thi tốt nghiệp.Giới thiệu GV giảng dạy, cử GV chủ nhiệm lớp, nhận ủy quyền thu hộ học phí…).

Kênh Tuyển Sinh – theo Giáo dục Thời đại ( Xem tin gốc )

Article source: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=597796



Bắt bệnh B.Bình Dương

… Bây giờ đấy lại là một đội bóng mà cơ thể có rất nhiều bệnh. Bệnh nhà giàu, bệnh khủng hoảng cầu thủ tài, bệnh mua quá nhiều ngoại binh lẫn cầu thủ nhập tịch… Và nguy hiểm nhất là bệnh không tin tưởng nhau nơi một tập thể mà cầu thủ đến với đội qua nhiều ngạch, nhiều trạm cùng nhiều kiểu chung, chi mà chắc chắn là phía trên ông chủ của đội chỉ biết bỏ tiền chứ không biết uẩn khúc đồng tiền chạy vào túi cầu thủ thì ít mà chạy vào túi những người trong nội bộ thì nhiều.

Mùa 2013, trong khi rất nhiều đội khó khăn và giờ chót mới có tiền mua cầu thủ thì B. Bình Dương đã khởi động từ sau mùa 2012. Thậm chí có những đội mà gần hết lượt đi mới có tiền giải ngân nợ và thưởng hay XMXT Sài Gòn cứ trả lương theo kiểu gối đầu và tháng được, tháng mất đến độ có lần cầu thủ đình công vì nợ lương đến hơn 2 tháng. Trong khi đó B. Bình Dương vẫn lương lãnh đủ, lót tay sòng phẳng cùng nhiều khoản thưởng treo cao thế mà vẫn chật vật đi tìm một chiến thắng.

Gần hết lượt đi, B. Bình Dương vẫn chưa thoát khỏi vị trí đáy bảng và điều này ngược với sự đầu tư của ông chủ. Họ vừa thua K. Kiên Giang. Đội bóng mà cả đội cộng lại số tiền lương và chuyển nhượng thì chỉ bằng vài ngoại binh B. Bình Dương thôi. Ngay cả cái cách tuyển thầy cũng khác. K. Kiên Giang mỗi năm lại năn nỉ Sở VH-TTDL Đồng Tháp cho mượn ông Lai Hồng Vân (cán bộ của Sở VH-TTDL Đồng Tháp) để về dẫn dắt đội K. Kiên Giang thì B. Bình Dương chỉ mong tìm người giỏi, còn chuyện tiền nong thì là chuyện nhỏ.

Và việc ông Lê Thụy Hải về B. Bình Dương được xem như tìm thầy giỏi bốc thuốc để chữa căn bệnh nhà giàu ở B. Bình Dương hơn là để tìm đến ngôi vô địch như mùa 2007, 2008.

Bắt bệnh B.Bình Dương, Bóng đá, b binh duong, clb binh duong, hlv le thuy hai, bat benh b binh duong, b binh duong thua, chelsea viet nam, hai lo, vleague, bong da viet nam, bong da, bongda, bao bong da, bong da 24h, bong da so, tin bong da, ket qua bong da, lich thi dau bong da, bang xep hang bong da, bao

HLV Lê Thụy Hải đang “bắt bệnh” và tìm cách chữa trị cho B.Bình Dương

Ông Hải ở quá lâu tại Bình Dương nên biết rất rõ từng cơ thể bệnh và từng con bệnh. Thậm chí là ông còn biết cả cái cách đầu tư của lãnh đạo đội bóng mà trên hết là ông Tổng giám đốc Becamex ấn xuống đến đâu, rồi ở dưới điều hành làm rơi rớt đến đâu, thậm chí là tận dụng "núi tiền" của bầu Nguyễn Văn Hùng cho những mục đích cá nhân.

Hôm 20/5, một quan chức bóng đá từng có mối quan hệ rất tốt với các tay cò nước ngoài tâm sự rằng ông rất ngại giới thiệu cầu thủ cho B. Bình Dương bởi ở đó nhiều khi chuyện chuyên môn lại ít được quan tâm bằng chuyện đưa một cầu thủ giỏi với giá rất cao về thì phần chia chác, lại quả sẽ được thực hiện như thế nào (!?). Đó là lý do vì sao mà ở B. Bình Dương, cầu thủ giỏi giá cao thì đến rất nhiều nhưng để ra sân và để đạt những hiệu quả nhất định thì lại phải "chờ".

Về B. Bình Dương quản một nhóm cầu thủ ngoại lẫn nhập tịch, ông Lê Thụy Hải không khó nhìn ra những virus lạ hoành hành khi "ngửi" ra ngay nhiều cầu thủ ngoại được mua về không phải để phục vụ nhu cầu của HLV trưởng, hay để đáp ứng chuyên môn mà là mua về để có lót tay giá cao.

Vừa qua, trước trận gặp Đồng Nai, rất nhiều cầu thủ ngoại ở Bình Dương nhận được tin nhắn khiến dao động mạnh. Cùng thời điểm đó, có những cầu thủ ngoại ở Bình Dương nhất quyết ra đi và còn "tố" ngược là không thể ở đấy vì bị đòi tiền lại quả quá cao.

"Căn bệnh" của B. Bình Dương mà ông Hải đang bắt bệnh và giải quyết dần là làm gì với mớ khủng hoảng thừa mà đụng vào là núi tiền mà cầu thủ để ngồi vào thành phần B. Bình Dương mỗi tháng lãnh lương cao đã phải trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn lẫn nhiều phần chung chi cho cái gọi là "phí bôi trơn". Khoản phí mà nhiều cầu thủ mệt mỏi bởi cao hay thấp còn tùy thuộc cầu thủ về bằng cách nào và lót tay lẫn nhận lương như thế nào.

Gần hết lượt đi, ngồi phân tích nguyên nhân tuột dốc của B. Bình Dương thì nhiều người còn lại quanh ban huấn luyện lại quy cho HLV Cho Yoon Hwan người Hàn Quốc đã vẽ sai lộ trình từ công tác chuẩn bị trong khi "cấp trên" lại cố bảo vệ cho HLV này. Thực chất thì đấy chỉ là một phần rất nhỏ. Phần còn lại là HLV Cho Yoon Hwan không thể kiểm soát hết những căn bệnh trên một cơ thể mà tiền nhiều quá nhưng cũng bị "cắt" nhiều quá đã làm rối đội hình và làm hao hụt niềm tin.

Ông Hải có nước cờ riêng của mình trong việc làm mới lại B. Bình Dương mà trước mắt là ông sẵn sàng cho ngồi dự bị dài dài những cầu thủ mua về rất cao nhưng không được việc.

Bây giờ thì cái khó của HLV Lê Thụy Hải là quanh ông là một rừng cầu thủ tiền tỷ nhưng làm sao để kết hợp họ lại thành một và làm sao để họ đừng phân tâm chuyện tiền nong phải lại quả hoặc lấy lại niềm tin như thời 2007, 2008 là cả một vấn đề.

Ông Hải chắc chắn đã hiểu ra rằng 5 năm sau khi ông cùng B. Bình Dương lên ngôi vô địch thì đội bây giờ khác nhau nhiều quá. Và cái khác lớn nhất là những người không rành về bóng đá nhưng ngồi vào quản lý đội bóng đã tranh thủ rất nhiều trong những cuộc mua bán, lót tay.

Giảm bệnh thì được chứ hết bệnh có khi lại là cả một cuộc "thanh trừng". Mà việc này thì chỉ đến khi nào ông Tổng giám đốc nhìn ra và siết chặt thì mới mong hết bệnh.

Article source: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=597796



Trường ĐH Thái Bình Dương: Đào tạo chui 625 sinh viên

Sau khi xem xét các văn bản, đoàn kiểm tra xác định các chương trình này đều chưa được phép của các cơ quan chức năng. Việc đào tạo ngoài trường, tổ chức học ngoài giờ là sai quy chế hiện hành của Bộ GD-ĐT và đoàn kiểm tra yêu cầu phải dừng ngay. Đồng thời đề nghị hai đơn vị trên dừng ngay việc thông báo tuyển sinh và tuyển sinh mới các khóa học liên kết đào tạo liên thông sai quy chế của các ngành nêu trên từ năm học 2013-2014 trở đi.

TRẦN HUỲNH

Article source: http://dantri.com.vn/the-gioi/nghi-pham-danh-bom-boston-mua-chat-no-con-duoc-khuyen-mai-them-723159.htm



Đời sống hai mặt ở phố mới Bình Dương

Nghe bài này

Trong những năm gần đây, tỉnh Bình Dương phát triển mạnh về mặt xây dựng, các khu đô thị mới, khu phố mới mọc lên khắp tỉnh, trong đó, đáng kể cần phải nhắc đến là khu đô thị mới Bình Dương và khu du lịch Đại Nam. Hai khu này chiếm diện tích hơn trăm ngàn hecta đất, phần lớn nguồn quĩ đất lấy từ các đồn điền cao su và các khu vườn của dân theo diện thu hồi, đền bù, giải tỏa. Mới nhìn, Bình Dương có vẻ giàu có và phát triển chẳng kém gì Đà Nẵng, nhưng khi tiếp xúc với những gia đình có đất bị thu hồi, giải tỏa thì câu chuyện hoàn toàn khác.

Mặt trái của những khu đô thị mới và các khu du lịch

Phần đông những người bán dạo, lao động phổ thông và lớp trẻ làm công nhân trong các khu công nghiệp với mức lương thấp là những người trước đây có rừng cao su, có đất vườn rộng rãi, bây giờ họ sống trong chung cư chật chội, đời sống cũng thay đổi đến ngột ngạt, khó thở.

Vốn là một người làm cao su, quanh năm chăm sóc vườn cao su để lấy mủ, bây giờ diện tích cao su đã bị chặt phá để lấy mặt bằng trong diện giải tỏa đền bù, ông Khương, một cư dân khu phố mới Bình Dương than thở là ông cảm thấy quá ngột ngạt, bước về căn nhà rộng chưa đầy 40m2 của mình, ông thấy nó xa lạ như bước vào một phòng trọ nào đó trong dãy trọ tập thể. Nhất là với kiểu qui hoạch phố liền phố, nhà liền nhà, không có khoảng không gian nào để hứng gió, cũng không có chỗ nào để trồng cây xanh cho đỡ nhớ vườn, nhớ cảnh xưa.

Anh bán trái cây dạo. RFA

Nhưng, để đổi lại khoảng không gian chật hẹp này, người nông dân phải trả một cái giá rất đắt. Vì khi thu hồi đền bù, nhà nước áp giá từ vài chục ngàn đồng đến vài trăm ngàn đồng trên một mét vuông, nếu là đất thổ cư thì vài trăm ngàn đồng, cụ thể là từ hai đến bốn trăm ngàn đồng mỗi mét vuông thổ cư, từ ba mươi đến chín mươi ngàn đồng mỗi mét vuông đất canh tác.

Với mức đền bù này, những gia đình có nhiều đất canh tác sẽ nhận được đền bù từ vài trăm triệu đồng đền vài ba tỉ đồng. Nhưng, con số kiếm được vài ba tỉ đồng chỉ đếm được trên đầu ngón tay, phần lớn người dân nhận đền bù từ 300 triệu đồng đến 800 triệu đồng. Với số tiền đền bù này, mỗi gia đình được ưu tiên mua một lô đất trong khu đã qui hoạch với giá đắt gấp từ 15 đến 20 lần so với giá đền bù. Có nhiều gia đình khi xây dựng xong thì không còn dư được đồng nào.

Với số tiền đền bù này, mỗi gia đình được ưu tiên mua một lô đất trong khu đã qui hoạch với giá đắt gấp từ 15 đến 20 lần so với giá đền bù. Có nhiều gia đình khi xây dựng xong thì không còn dư được đồng nào

Bà Thủy, người đi bán vé số dọc các con phố ở Thủ Dầu Một buồn rầu kể rằng chồng bà bị tai biến, bà nuôi chồng xong thì cũng bị tai biến nhẹ, sau khi điều trị xong, bà bị thêm bệnh rối loạn tim mạch, trở thành người vô gia cư bởi số tiền nhận đền bù ít ỏi chỉ đủ để chữa bệnh và dư một ít để thuê phòng trọ qua mưa nắng.

Không riêng gì bà, những người trong gia đình bà cũng đi bán vé số kiếm cơm qua ngày đoạn tháng vì không biết làm gì ngoài việc này. Không có nghề nghiệp ổn định, không có tiền và không có phương tiện, bán vé số là lựa chọn duy nhất cho gia đình bà. Với những người lớn tuổi thì không sao, nhưng với mấy đứa cháu chưa đầy mười lăm tuổi của bà, đây là một công việc hết sức đau khổ mà ông bà, cha mẹ của chúng đã đặt lên đôi vai bé bỏng của chúng.

Từ chủ đồn điền cao su đến anh đạp xe ba gác

Một người bán trái cây yêu cầu giấu tên, cho chúng tôi biết hoàn cảnh của anh hiện nay hết sức bi đát nhưng anh đành bó tay vì không có cách nào để cải thiện được. Gia đình anh có ba ngàn mét vuông đất cao su và gần một ngàn mét vuông thổ cư, diện tích đất này anh được thừa kế từ ông nội. Năm 2009, nhà nước thu hồi, đền bù và giải tỏa đất của anh và những người chung quanh. Lúc đó, ban đo đạt áp giá hai mươi lăm ngàn đồng trên một mét vuông đất cao su và hai trăm ngàn đồng trên một mét vuông thổ cư.

Một bà bán vé số ở Bình Dương. RFA

Với một người làm vườn lâu năm, thấy số tiền đền bù hoàn toàn không nhỏ, anh và gia đình vui vẻ ký giấy nhận tiền đền bù giải tỏa. Nhưng anh không ngờ rằng đồng tiền rớt giá quá nhanh, mua lại một miếng đất nhỏ để xây nhà trong khu phố mới, xây dựng nhà xong, anh còn dư gần ba trăm triệu đồng, gởi tiết kiệm một thời gian, bây giờ, số tiền lãi chẳng thấm vào đâu so với thu nhập từ cao su trước đây, và khoản tiền này cũng chẳng đủ để chi tiêu cho một gia đình sáu người.

Anh chỉ còn một lựa chọn là sắm xe ba-gác đi bán trái cây dạo. Với mức thu nhập được chăng hay chớ, giỏi lắm thì đủ ăn, mệt quá thì ở nhà, treo nồi. Cuộc sống của anh càng trở nên chán chường khi anh biết rằng trên diện tích cao su vườn nhà anh ngày xưa, người ta treo giá bán đất làm nhà với mức từ hai triệu đồng đến 5 triệu đồng trên mỗi mét vuông

Không biết làm gì, không có nghề nghiệp, tuổi cũng đã cao nên không xin đi làm công nhân trong các khu công nghiệp được nữa. Nghĩ mãi, anh chỉ còn một lựa chọn là sắm xe ba-gác đi bán trái cây dạo. Với mức thu nhập được chăng hay chớ, giỏi lắm thì đủ ăn, mệt quá thì ở nhà, treo nồi. Cuộc sống của anh càng trở nên chán chường khi anh biết rằng trên diện tích cao su vườn nhà anh ngày xưa, người ta treo giá bán đất làm nhà với mức từ hai triệu đồng đến 5 triệu đồng trên mỗi mét vuông.

Nhiều lúc anh nghĩ tại sao nhà nước không để anh tự quyết định trên mảnh vườn mấy đời của gia đình anh? Tại sao nhà nước không hỗ trợ anh tự qui hoạch vườn nhà anh và rao bán nó rồi đóng thuế cho nhà nước. Nhưng nghĩ mãi chỉ thêm đau đầu, vì những người khác cũng nghĩ giống anh mà có được gì đâu!

Một người đàn ông yêu cầu giấu tên khác, là giáo viên trung học phổ thông ở Bình Dương, ông cho biết hoàn cảnh của ông cũng tương tự người bán dừa vừa trò chuyện. Thực ra, nếu như đời sống trở nên khó khăn hơn vì đất được giao cho nhà nước để làm việc hữu ích cho nhân dân, để xây dựng những công trình dân sinh thì không ai oán than gì, đằng này, nhà cầm quyền thu hồi đất của dân, giao cho các tập đoàn bất động sản, các tập đoàn này san sửa mặt bằng và bán lại với giá đắt gấp mấy chục lần, trong khi người chủ đích thực của những mảnh đất này lại trở nên túng thiếu, khó khăn, ngột ngạt. Như vậy thì nhân dân sẽ oán trách và vô hình trung, trong mắt họ, nhà nước cũng chẳng khác nào kẻ lừa đảo có thế lực, ép nhân dân đến đường cùng.

Câu chuyện về đất đai, chỗ ở và đời sống mới trong khu phố mới Bình Dương nghe ra thiên hình vạn trạng, như lời của vị thầy giáo cao tuổi nói là bên cạnh những khu phố mới, bên cạnh những biệt thự với xe hơi hạng siêu, cây gỗ lâu năm làm cảnh và những con người thơm phức nước hoa, ngồi trên những cái ghế siêu sang trong xã hội là những cuộc đời cần lao, lam lũ, buồn tẻ và tủi nhục vì những gì họ có được đã dần dần thuộc về tay kẻ có thế lực.

Uyên Nguyên, tường trình từ Bình Dương, Việt Nam.

Article source: http://dantri.com.vn/giai-tri/ca-si-ngoc-anh-me-man-mua-sam-o-quang-ninh-725203.htm



Ecopark nhận giải bất động sản châu Á Thái Bình Dương

Giải thưởng này một lần nữa khẳng định quy mô và vị thế của Ecopark trên thị trường bất động sản trong nước và quốc tế. Đây là một trong những giải bất động sản thường niên uy tín trên thế giới với bề dày hoạt động gần 20 năm. Sự kiện quy tụ những dự án, thiết kế nội thất và kiến trúc xuất sắc từ khắp các nước châu Á Thái Bình Dương và được thẩm định bởi hội đồng giám khảo hơn 70 chuyên gia hàng đầu trong ngành bất động sản.

Ecopark-1-1369036539_500x0.jpg

Ecopark, các biệt thự đều có thiết kế chú trọng vào yếu tố phong thủy.

Để đoạt được danh hiệu này, Ecopark đã đáp ứng được những tiêu chí khắt khe của ban giám khảo về một dự án đô thị tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, nhưng vẫn hài hòa và đảm bảo các yếu tố chính là thiên nhiên – văn hóa – con người.

Tọa lạc tại cửa ngõ Đông Nam thủ đô, Ecopark là dự án khu đô thị được xây dựng trên quy mô gần 500ha. Một trong những điểm nhấn của nơi đây là sở hữu không gian xanh. Vấn đề cây xanh luôn được chủ đầu tư đặc biệt chú trọng để mang lại một không khí trong lành, thoáng đãng và thơ mộng cho những cư dân. Điều đó đã mang đến sức hút cho Ecopark, không chỉ là nơi sống lý tưởng mà còn là địa điểm tham quan, nghỉ dưỡng cho du khách và các gia đình.

Ecopark-3-1369036540_500x0.jpg

Các dịch vụ tiện ích đầy đủ với chất lượng dịch vụ cao được coi là yếu tố cạnh tranh của khu đô thị.

Trong giai đoạn đầu của dự án trên diện tích 50ha, Ecopark đã xây dựng và hoàn thiện các khu biệt thự cao cấp, khu chung cư cao tầng, khu nhà phố thương mại, hệ thống các công trình tiện ích như vui chơi giải trí, công viên, phố mua sắm, trường học, siêu thị… Nơi đây có cơ sở vật chất hiện đại và chất lượng dịch vụ tốt. Đến nay, Ecopark đã đón hơn 600 hộ cư dân chuyển đến sinh sống và trở thành khu đô thị có nhịp sống sôi động, văn minh.

Dù bắt nhịp cuộc sống hiện đại, Ecopark vẫn không quên hướng về các giá trị truyền thống. Những không gian văn hóa, những phiên chợ quê trong lòng đô thị là nơi tái hiện và lưu giữ những dấu tích văn hóa xưa. Đây được xem như một nét chấm phá độc đáo, định hình phong cách sống riêng tại khu đô thị kiểu mẫu.

Ecopark-4-1369036540_500x0.jpg

Không gian rộng lớn, xanh mát luôn là lợi thế của Ecopark.

Theo ông Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Vihajico, chủ đầu tư dự án Ecopark, giải thưởng này không chỉ là tin vui đối với công ty, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư bất động sản chuyên nghiệp trong bối cảnh thị trường hiện nay. Nó khẳng định một điều các doanh nghiệp đang ngày đêm nỗ lực, chủ động phát triển kinh doanh bằng tâm huyết, trí tuệ sẽ được vinh danh xứng đáng. Các danh hiệu mà Ecopark đã được trao tặng trong thời gian vừa qua, dù được công nhận từ các tổ chức trong nước hay quốc tế, đều rất đáng quý và tự hào.

“Tôi cho rằng Ecopark đã nhận được một giải thưởng quan trọng nhất, đó là sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng, cư dân”, ông Thanh nhấn mạnh.

(Nguồn: Ecopark)

Article source: http://www.thethaohcm.com.vn/3-14621/Dong-Nai-truoc-tran-gap-SLNA-Ton-that-lon-ve-luc-luong.htm