Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

“Cửa” ngân hàng đã mở nhưng doanh nghiệp chưa vào


Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;}

Bài 1: Nhiều doanh nghiệp đã bớt khó

Thực
hiện Nghị quyết 01 và 13 của Chính phủ để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế
vĩ mô, từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN)… Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã ban hành nhiều giải pháp về chính sách tiền tệ như lãi suất, tín dụng
cho DN tiếp cận được vốn vay, nhằm khôi phục hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa như mong muốn…

  Có
đơn hàng đã khó, doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp còn khó hơn

Theo
đánh giá của NHNN – Chi nhánh Bình Dương, kết quả thực hiện các chính sách tiền
tệ chưa cao là do thời gian triển khai thực hiện ngắn. Kết quả thực hiện còn
phụ thuộc vào độ trễ của chính sách. Cùng với đó là tình hình sản xuất – kinh
doanh và tài chính của nhiều DN thời gian qua sụt giảm và suy yếu nên khi được
phục hồi cần có thời gian; lượng hàng hóa tồn kho của DN cũng tác động không
tốt đến tình hình sản xuất – kinh doanh… Từ đó, dẫn đến một bộ phận DN không
đủ điều kiện vay vốn và vẫn đang tiếp tục gặp khó khăn.

Lãi
suất đã giảm

Ông
Nguyễn Phú Cường, Phó Giám đốc NHNN – Chi nhánh Bình Dương, cho biết trong thời
gian qua NHNN đã chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp về chính sách tiền
tệ để tháo gỡ khó khăn cho DN, cụ thể là tham mưu cho UBND tỉnh chủ trì tổ chức
10 sở, ban, ngành liên quan và 5 ngân hàng thương mại (NHTM) chiếm thị phần lớn
để xây dựng các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN. Qua đó, UBND tỉnh đã nhất
trí các giải pháp theo đề xuất, như: Chỉ đạo các NHTM xem xét giải quyết cho
vay theo dòng tiền để hỗ trợ DN tiếp cận vốn vay; chủ động tiếp xúc DN để nắm
bắt khó khăn, xây dựng giải pháp tháo gỡ kịp thời nhằm cơ cấu lại nợ cho khách
hàng; miễn, giảm lãi vay, chia sẻ khó khăn; đề nghị xúc tiến thành lập quỹ bảo
lãnh vay vốn NH trong năm 2012 để hỗ trợ DN; các cơ quan pháp lý hỗ trợ NHTM xử
lý nợ xấu, tăng thanh khoản cho NH để tạo nguồn vốn cung ứng cho nền kinh tế…

Theo
NHNN – Chi nhánh Bình Dương, tình hình thị trường tiền tệ những tháng đầu năm
tiếp tục diễn biến tích cực và ổn định do thực hiện thành công các giải pháp
kiềm chế lạm phát của Chính phủ. Thị trường tiền tệ dần ổn định, thanh khoản
của hệ thống NH được cải thiện; chính sách lãi suất huy động và cho vay điều
hành theo hướng giảm dần phù hợp diễn biến kinh tế vĩ mô và điều kiện thị
trường tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Theo đó, lãi suất huy động
của các chi nhánh tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm
cuối tháng 7-2012 phổ biến ở mức 8,8% đến 9%/năm với kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới
12 tháng. Lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 2%/năm. Lãi suất
có kỳ hạn 12 tháng trở lên từ 10% đến 12%/năm. Còn lãi suất huy động bằng ngoại
tệ phổ biến từ 2%/năm đối với tiền gửi của dân cư và 0,5% đến 1%/năm đối với
tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

Về
lãi suất cho vay bằng VND, các chi nhánh TCTD cho vay phổ biến ở mức 12% đến
14%/năm đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu. Còn đối với khu vực
sản xuất, kinh doanh thông thường phổ biến ở mức 14% đến 17%/năm, đối với lĩnh
vực không khuyến khích thì lãi suất cho vay từ 16% đến 20%/năm. Lãi suất cho
vay bằng USD phổ biến từ 5,5%/năm đến 7,5%/năm đối với ngắn hạn; từ 7,5% đến
9%/năm đối với dài hạn. Tổng huy động vốn tính đến thời điểm 15-8-2012 đạt
68.994 tỷ đồng. Tổng dư nợ đến ngày 15-8-2012 là 50.080 tỷ đồng…

DN
cần vốn rẻ

B�
Đỗ Thị Kim Loan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, cho biết lãi
suất NH là có thể chấp nhận nhưng DN không phải dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên,
nếu so với các nước trong khu vực thì mức lãi suất này vẫn còn quá cao. Do đó,
rất ít DN vay vốn NH để kinh doanh, bởi sản phẩm làm ra bị đội giá không thể
cạnh tranh nổi. Ông Nguyễn Thanh Nghĩa, Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc Công ty
Cổ phần Đại Thiên Lộc, có chung nhận xét rằng: "Hiện nay, nguồn vốn của NH cho
vay tuy đã giảm xuống mức 13 – 15%, nhưng với tình hình hiện nay thì DN sản
xuất – kinh doanh trong nước rất khó để cạnh tranh với DN nước ngoài nếu phải
vay vốn để đầu tư cho sản xuất – kinh doanh. Hiện tại, DN nước ngoài vay vốn
tại các NH nước ngoài chỉ với mức lãi suất từ 1,5 – 4%/năm là tối đa. Vì thế,
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để DN trong nước có thể vay được nguồn vốn từ
nước ngoài thông qua hệ thống NH. Với DN xuất khẩu cần cho họ vay bằng USD để
họ có điều kiện cạnh tranh với thị trường thế giới".

B�
Phan Lê Diễm Trang, Giám đốc DNTN May Quốc tế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may
Bình Dương, cũng cho biết: "Hiện nay, DN trong nước đang gặp khó khăn về đơn
hàng nên nhu cầu vay vốn chưa cao. Một số DN có đơn hàng thì không có điều kiện
để tiếp cận nguồn vốn vay vì thiếu tài sản thế chấp. Một khó khăn nữa là đa số
các DN trong nước chủ yếu là DN nhỏ và vừa, nên chỉ có thể vay vốn NH trong
nước, trong khi các DN đầu tư nước ngoài có thể vay vốn ở NH nước ngoài với lãi
suất thấp hơn nhiều, nên khả năng cạnh tranh của họ rất cao. DN trong nước vì
vậy rất khó cạnh tranh với DN nước ngoài có cùng sản phẩm. Cùng với việc hạ lãi
suất tiền vay và tạo điều kiện để DN trong nước tiếp cận được nguồn vốn, Nh�
nước cần ổn định các chi phí đầu vào như xăng dầu, điện nước nhằm góp phần tạo
thuận lợi cho DN trong nước, từ đó mới có thể nâng dần sức cạnh tranh cho DN
trong nước…       

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban
Kinh tế – Ngân sách Trần Thị Kim Vân: "Rà soát, tạo điều kiện để DN tiếp cận
nguồn vốn với lãi suất quy định…"

Trong
thời gian tới, ngành NH cần phải rà soát, tạo điều kiện để DN tiếp cận được
nguồn vốn vay với lãi suất đúng quy định; có biện pháp xử lý nợ xấu, kiểm soát
chặt chẽ hoạt động cho vay đối với các tổ chức, DN nước ngoài. Song song đó,
các ngành phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp một cách đồng bộ nhằm
hạn chế thất thu và nợ đọng thuế và mở rộng thêm nhiều hình thức tuyên truyền
để DN nắm bắt được chính sách; tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, triển khai
hải quan điện tử, nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần
tăng cường đối thoại để nắm bắt các khó khăn của DN nhằm kịp thời tháo gỡ cho
DN..

TRUNG
ĐỒNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét