Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Kinh tế


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Ngày 25-9, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã chủ trì cuộc
họp thông qua dự thảo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội (KT-XH) 9 tháng đầu
năm và đề ra nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2012.

Công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu tăng khá

9 tháng qua, do ảnh hưởng chung của tình trạng lạm phát, giá
cả, lãi suất tăng cao, tiêu thụ hàng hóa chậm, sức mua giảm mạnh… nhưng nhờ sự
lãnh đạo điều hành sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND nên kinh tế của tỉnh vẫn duy
trì tăng trưởng tích cực. Tổng sản phẩm GDP của tỉnh ước tăng 11,2% so với cùng
kỳ. Trong đó, khu vực công nghiệp tăng 7,9%, dịch vụ tăng 19,2%, nông nghiệp
tăng 2%. Sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn thực hiện 95.212 tỷ
đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng
11,3%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 13,3%. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và dịch vụ thực hiện được 50.673 tỷ đồng, tăng 25%.  

Sản xuất
hàng may mặc xuất khẩu ở Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương

Về hoạt động xuất khẩu, hầu hết các doanh nghiệp (DN) đã ký
được hợp đồng xuất khẩu ổn định. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8,273 tỷ USD, tăng
16,1% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 6,5%, khu vực
kinh tế FDI tăng 18,5%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng khá là sản phẩm gỗ,
hàng giày dép, hàng dệt may, mủ cao su, hạt điều. Tính từ đầu đến nay, toàn
tỉnh có 1.735 DN xuất khẩu vào thị trường của 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Về
thu hút vốn đầu tư FDI, đã có thêm 2,407 tỷ USD, nâng từ đầu đến nay, 2.096 dự
án FDI với số vốn 17,148 tỷ USD. Về thu hút vốn đầu tư trong nước, thu hút
9.919 tỷ đồng vốn, nâng tổng số DN trong nước hiện có lên 13.140 DN với số vốn 101.439
tỷ đồng…

Chú trọng đầu tư, phát triển

9 tháng qua, tổng chi ngân sách thực hiện 7.000 tỷ đồng.
Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm 42,85%. Nhiều công trình có ý nghĩa quan
trọng được khởi công như Cảng An Sơn, đường 7A Bến Cát, cầu Bà Lụa, cầu Thới
An, đường ĐT744, nhánh C Bệnh viện Đa khoa tỉnh, giai đoạn 1 Cảng Thạnh Phước.
Ngoài ra, tỉnh đã điều chuyển 50 tỷ đồng nhằm hoàn thiện các tiêu chí cho các
xã điểm nông thôn mới và các xã chuyển thành phường. Về công tác bảo đảm an
sinh xã hội và phát triển các lĩnh vực xã hội được quan tâm thực hiện tốt như
chi 179 tỷ đồng cho hoạt động chăm sóc người có công, xây nhà tình nghĩa…

Về giáo dục – đào tạo, tỷ lệ tốt nghiệp THPT và BTVH đạt
99%, trong đó có 11 trường đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ trúng tuyển kỳ thi ĐHCĐ của
học sinh trên địa bàn đạt 67,6%. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được
bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y bác sĩ ngày càng được củng
cố về chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho người dân.

Tăng cường giải pháp hoàn thành kế hoạch năm

 Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong năm 2012, các đại
biểu đã nhất trí 12 nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong 3 tháng cuối năm. Trong đó,
trọng tâm là tiếp tục thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt Nghị quyết số 11,
Nghị quyết số 01, Nghị quyết số 13 của Chính phủ và Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND
tỉnh về nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012. Ông Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND
tỉnh cho biết, để thực hiện đồng bộ các giải pháp của UBND tỉnh thì các sở,
ngành, huyện, thị và TP.Thủ Dầu Một chú trọng các giải pháp thực hiện về phát
triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao; rà soát lại các điểm ngập,
các dự án đầu tư quy mô để chống ngập úng trên địa bàn. Riêng về kế hoạch xây dựng
các xã điểm nông thôn mới, yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc và đúng
tiến độ.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, ông Lê Thanh Cung nhấn mạnh,
trong 3 tháng còn lại, cần phát huy những yếu tố thuận lợi là tình hình kinh tế
có chuyển biến tốt hơn để đề ra các giải pháp tốt cho từng ngành, từng cấp phấn
đấu, nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh. Làm tốt mục tiêu
này, thì ngoài các giải pháp chung, cần tập trung thúc đẩy việc giải ngân đầu
tư xây dựng cơ bản, nhất là các công trình dân bức xúc về ngập úng, y tế, giáo dục;
thực hiện tốt việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tạo điều kiện tốt nhất cho DN
tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giảm, giãn các loại thuế cho DN vượt qua khó
khăn theo chỉ đạo chung của Chính phủ; rà soát nợ xấu để xem xét, giải quyết;
tích cực quan tâm thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Ông yêu
cầu các sở, ban, ngành tập trung thực hiện tốt việc phê bình và tự phê bình
theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 nhưng phải gắn với việc thực hiện tốt
các chương trình của tỉnh, nhất là 4 chương trình đột phá của Tỉnh ủy, phấn đấu
hoàn thành và đạt các chỉ tiêu Tỉnh ủy, HĐND tỉnh giao.

NHÓM P.V CHÍNH TRỊ  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét