Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Lãi suất huy động lại vượt trần


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Diễn biến lãi suất tiền gửi VND trên thị trường đang khá
phức tạp, ngân hàng nhỏ thì vượt trần để tăng huy động kỳ hạn 3-6 tháng, trong
khi một số ông lớn lại đẩy lên 13% với những kỳ hạn dài trên một năm.

Anh Nguyễn Văn Hải vừa bán nhà và có ý định gửi tiền tại chi
nhánh Thanh Xuân của một ngân hàng cổ phần. Khi mới tiếp xúc, nhân viên tín
dụng ở đây tỏ ra khá thận trọng và vẫn chào lãi suất 9% một năm với kỳ hạn dưới
một năm, đúng như quy định. Tuy nhiên, khi được biết anh có ý định gửi hơn 2 tỷ
đồng, nhân viên này nói có thể xin ý kiến của sếp để nâng lãi suất cho anh lên
11% một năm, kỳ hạn 6 tháng. Nếu anh Hải đồng ý gửi kỳ hạn 12 tháng sẽ được lãi
suất là 12% một năm, rút gốc linh hoạt. Nhân viên này còn gợi ý anh Hải sẽ cử
nhân viên đến tận nhà để hỗ trợ anh kiểm đếm tiền để mang ra nhà băng này gửi.

 Lãi suất huy động ở một số nhà băng vẫn tiếp tục tăng. 
Anh Huy, nhân viên tín dụng một nhà băng có chi nhánh trên
phố Ngô Quyền, Hoàn Kiếm cho biết, hiện ngân hàng của anh ưu tiên lãi suất với
những những khách gửi kỳ hạn 3-6 tháng. Nếu gửi từ 12 tháng trở lên, lãi suất
không quá 11% một năm. Tuy nhiên, với những khách hàng có khoản tiền lớn, từ 1
tỷ trở lên nếu gửi 3 tháng sẽ được hưởng lãi suất 9,5% một năm, 6 tháng l�
10,5%.

Phó Phòng Tín dụng chi nhánh một ngân hàng tại Hà Đông cho
biết, hiện nhà băng anh đang huy động tiền đồng ở mức lãi suất 11% một năm với
các kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.

“Chúng tôi đang hạn chế giải ngân, chỉ những hồ sơ tín
dụng thực sự tốt mới cho vay nên thanh khoản không thiếu. Do đó, theo chỉ đạo ở
trên thì không ưu tiên huy động những kỳ hạn dài nữa. Thời điểm này thị trường
có thể còn nhiều biến động về lãi suất nên huy động kỳ hạn ngắn thì dễ ăn nói
với khách hàng hơn”, vị này nói.

Lãi suất tại các ngân hàng lớn đang diễn biến khác. Ở Ngân
hàng Á Châu (ACB) từ ngày 12-9, lãi suất cao nhất 13% dành cho khách hàng gửi
13 tháng lĩnh lãi cuối kỳ. Với kỳ hạn 12 tháng, lãi suất là 12,5% một năm. Kỳ
hạn 24 tháng cũng được nhà băng này đẩy lên mức 11,5% và 36 tháng là 12% một
năm.

Ngày 12-9, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
cũng công bố biểu lãi suất huy động mới. Trong đó lãi suất kỳ hạn 13 tháng lên
tới 12,8% một năm và 12 tháng là 12,3%, các kỳ hạn từ 15 – 36 tháng được hưởng
lãi suất 12% một năm. Trước đó, mức lãi suất huy động cao nhất của nhà băng này
là 12% một năm, với các kỳ hạn dài chỉ là 11%.

Ở các ngân hàng khác như VPBank, Sacombank, SHB…, lãi suất
huy động các kỳ hạn dài trên 12 tháng cũng đang ở mức 11 – 12% một năm. Bên
cạnh việc tăng lãi suất cho các kỳ hạn dài, nhiều nhà băng còn kèm các chương
trình khuyến mại như tặng quà, phiếu cào trúng thưởng, bốc thăm may mắn….

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu
cho biết, đa số các khoản cho vay của nhà băng đều là dài hạn, nguồn tiền hiện
không cân đối giữa huy động và cho vay. Vì thế, việc nâng cao lãi suất huy động
kỳ hạn dài thực chất là để cân đối giữa vốn đầu vào và đầu ra.

“Lãnh đạo các nhà băng sẽ tùy theo trạng thái của từng
ngân hàng mình để lựa chọn chiến lược lãi suất huy động và cho vay khác nhau.
Chúng tôi tăng lãi suất để khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài, đảm bảo
thanh khoản dài hạn cho ACB”, ông Toại nói. Ông Toại cũng cho biết, thanh
khoản của nhà băng này hiện đã ổn định sau những biến động hồi cuối tháng 8.

Tính đến tháng 8-2012, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ
thống ngân hàng so với đầu năm là 1,4%, huy động vốn tăng tới 11,23%. Về hiện
tượng này, TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng thanh
khoản trong hệ thống ngân hàng đang có vấn đề, lượng tiền huy động tập trung ở
một số ‘ông lớn’ còn những nhà băng bị thiếu thanh khoản mới phải nâng lãi suất
để giữ chân khách hàng.

“Tâm lý chung của nhiều khách hàng là không muốn gửi
tiền những kỳ hạn dài do lo ngại những rủi ro về lạm phát. Do đó, dù tăng lãi
suất các kỳ hạn này nhưng chưa chắc đã thu hút được nhiều người gửi tiền”,
ông Kiêm nói.

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, việc tăng lãi suất là do
ngân hàng thiếu thanh khoản. “Vừa qua, khi giá vàng lên cao, nhiều người
gửi vàng đến nhà băng rút vàng ra để bán, có thể gây căng thẳng thanh khoản cho
một số ngân hàng”, ông Thành nhận định.

Vị chuyên gia này cho rằng ngay cả khi lãi suất huy động l�
13% một năm thì việc các ngân hàng cho vay vào khoảng 17% là quá cao với người
dân cũng như doanh nghiệp. Hiện tượng này nếu kéo dài có thể tiếp tục tạo áp
lực lên thị trường lãi suất cho vay, đặc biệt vào dịp cuối năm khi nhu cầu tăng
cao.

Theo VNE



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét