Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Nhiều giải pháp giúp nông dân thoát nghèo


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

(BDO) Thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực như chuyển
giao khoa học công nghệ, hỗ trợ vốn, dạy nghề…, những năm qua, Hội Nông dân huyện
Tân Uyên đã đồng hành cùng ND trên con đường phát triển và hội nhập, giúp ND thoát
nghèo vươn lên làm giàu.

Ông Lê Văn Quý, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tân Uyên cho
biết: Mục tiêu của hội đề ra không chỉ giúp ND đủ ăn, đủ mặc mà phải làm giàu.
Để đạt được mục tiêu đó, hội đã đẩy mạnh phong trào ND sản xuất – kinh doanh
giỏi, đoàn kết giúp nhau và làm giàu chính đáng. Thực tế 5 năm qua cho thấy,
phong trào này ngày càng lớn mạnh, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thu
hút hàng ngàn ND tham gia. Cụ thể, trong 5 năm đã có hơn 10.000 lượt ND đăng ký
thực hiện phong trào, trong số đó có trên 7.720 hộ đạt danh hiệu ND sản xuất -
kinh doanh giỏi các cấp.

 Ông
Dương Văn Minh, nông dân ở xã Bạch Đằng vui mừng vì vườn bưởi của gia đình xanh
tốt, cho năng suất cao, ít sâu bệnh. 

Để phong trào ND sản xuất – kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau và làm giàu chính đáng đạt hiệu quả, Hội Nông dân huyện đã thường xuyên
phối hợp với các ngành chức năng như Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo
vệ thực vật, Trạm Thú y và các doanh nghiệp tổ chức các lớp tập huấn chuyển
giao khoa học công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi cho ND; phối hợp tổ chức
hội thảo đầu bờ; xây dựng mô hình điểm trình diễn để ND tận mắt chứng kiến, học
hỏi kinh nghiệm.

Không dừng lại ở đó, hội còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề
của Hội Nông dân tỉnh, Trường Trung cấp nghề huyện mở 28 lớp dạy nghề chăm sóc
- khai thác cao su, trồng nấm, rau an toàn, sinh vật cảnh… Mục đích chính của
những lớp học này là nhằm giúp ND nắm bắt được khoa học kỹ thuật, từ đó lựa
chọn được những mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa
phương và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Bên cạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, hội cũng đã huy
động các nguồn vốn để tạo điều kiện cho ND mạnh dạn đầu tư những mô hình sản
xuất – kinh doanh mới, có triển vọng. Từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong 5 năm
qua, hội đã giúp cho gần 12.000 lượt ND vay vốn với số tiền trên 71 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Quý đánh giá, hầu hết các hộ đều sử dụng nguồn
vốn đúng mục đích, như mô hình trồng cao su, cây kiểng, trồng rau theo phương
pháp thủy canh… Nhờ đó, đời sống của ND không ngừng được nâng lên, nhiều người
vươn lên làm giàu chính đáng.

Gia đình ông Hồ Văn Thành ở xã Tân Thành là một trong những
điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Trước đây, gia đình ông thuộc diện
nghèo của huyện, nhờ chính quyền địa phương, Hội Nội nông dân tạo điều kiện cho
vay vốn, tư vấn về khoa học kỹ thuật, cùng với nỗ lực của bản thân, gia đình ông
đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu. Ông Thành nói: Sau khi trừ hết chi
phí, hiện gia đình ông có thu nhập từ 90 – 100 triệu đồng/năm. Ngoài việc đầu
tư nuôi heo, nuôi gà, ông còn đào ao nuôi cá, trồng cao su.

"Để xứng đáng với niềm tin của nông dân đối với hội, trong thời
gian tới, hội sẽ tiếp tục chú trọng đến việc triển khai những mô hình trồng
trọt, chăn nuôi hiệu quả để ND học hỏi, mạnh dạn đầu tư đem lại hiệu quả cao. Cùng
với đó, khai thác hiệu quả các nguồn vốn, nhất là Quỹ Hỗ trợ nông dân, vốn vay từ
Ngân hàng Chính sách xã hội…để giải quyết khó khăn về vốn cho ND", ông Lê Văn
Quý.

 T.Thảo – K.Vân



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét