Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Sẽ có một đô thị Bàu Bàng công nghiệp


Quy hoạch phát triển đô thị Bàu Bàng
(Bến Cát) đang được Công ty TNHH Tư vấn quy hoạch – kiến trúc – hạ tầng Phương
Nam thực hiện theo lộ trình quy hoạch các đơn vị hành chính của Bình Dương giai
đoạn 2007-2020 nhằm đưa Bàu Bàng trở thành trung tâm huyện lỵ mới của bắc Bến
Cát sau khi được chia tách. Theo quy hoạch mà đơn vị này thực hiện, với điểm
nhấn Khu công nghiệp (KCN) Bàu Bàng đã và đang triển khai, sẽ tạo nền tảng cho
suốt quá trình đô thị hóa; đồng thời tận dụng địa thế sẵn có kết hợp hài hòa
với tự nhiên để phát triển đô thị Bàu Bàng theo hướng đô thị công nghiệp – sinh
thái…

Từ điểm nhấn công nghiệp…

Bàu Bàng thuộc xã Lai Uyên, nằm dọc
theo quốc lộ 13 tại khu vực phía bắc huyện Bến Cát, cách TP.Thủ Dầu Một 35km,
cách trung tâm TP.HCM 90km, cách cửa khẩu Hoa Lư của Campuchia 70km, cùng với
tuyến đường cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn kết nối với Đồng Nai – nơi quy hoạch sân
bay, cảng biển mới đã được Chính phủ thông qua… là điều kiện lý tưởng cho quá
trình lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất công nghiệp. Mặt khác,
Bàu Bàng cũng chỉ mất 25km để kết nối với đường Hồ Chí Minh đi các tỉnh Tây
nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Thêm vào đó, trong tương lai, tuyến đường
sắt xuyên Á Dĩ An – Lộc Ninh được xây dựng sẽ đi qua Bàu Bàng với một điểm ga
tổng hợp tại đây. Những yếu tố này sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp làm điểm nhấn trong quá trình đô thị hóa cho Bàu Bàng.  

Điểm nhấn Khu đô thị công nghiệp Bàu
Bàng đang được triển khai, sẽ tạo nền tảng cho quá trình đô thị hóa Bàu
Bàng    

Trên thực tế, Bến Cát nói chung v�
khu vực Bàu Bàng nói riêng những năm qua đã có bước chuyển mình nhanh chóng nhờ
quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ của Bình Dương. Đặc biệt, khi KCN Bàu Bàng
với diện tích 1.000 ha giai đoạn 1 đã được Becamex IDC triển khai và đang hoàn
thiện hạ tầng song song với thu hút đầu tư, bộ mặt nông nghiệp nông thôn tại
đây đang được thay thế dần bởi những sắc màu công nghiệp hóa. Theo đơn vị tư
vấn thực hiện quy hoạch, dự kiến đến năm 2020, KCN Bàu Bàng giai đoạn 1 sẽ lấp
đầy khoảng 60% diện tích và đến năm 2030 sẽ lấp đầy 100% diện tích. Theo đó, 1
ha đất công nghiệp sẽ thu hút khoảng 80 lao động và với diện tích của giai đoạn
1 KCN Bàu Bàng sẽ thu hút từ 85.000 – 90.000 lao động.

Ngoài ra, tại Bàu Bàng còn hiện hữu
khá nhiều các DN, cơ sở sản xuất khác, đưa tổng diện tích đất công nghiệp lên
tới 1.135 ha. Với nền tảng công nghiệp như vậy, đi sau đó theo quy luật tất yếu
sẽ là quá trình đô thị hóa. Nên biết, nếu làm một phép so sánh, với diện tích
1.000 ha đất công nghiệp giai đoạn 1 của dự án KCN Bàu Bàng đã nhiều hơn diện
tích đất công nghiệp của TX.Dĩ An và Thuận An cộng lại. Đây cũng là cơ sở để
khẳng định công nghiệp sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng để tạo nền tảng cho bộ
mặt đô thị Bàu Bàng tương lai gần.

Đến đô thị sinh thái

Về diện mạo đô thị, hiện nay với tốc
độ công nghiệp hóa đang diễn ra sôi động tại Bàu Bàng, nhiều dự án quy hoạch
KDC đô thị đã được hình thành tại đây, đáng lưu ý là 6 KDC nằm trong tổng thể
dự án Khu Đô thị – Dịch vụ – Công nghiệp Bàu Bàng do Becamex IDC làm chủ đầu
tư. Ngoài ra, cũng tại dự án mở rộng, Becamex IDC còn quy hoạch thêm 2 KDC về
phía bắc cùng với dự án KDC Đô thị Hoàng Gia đang được triển khai. Đây sẽ l�
tiền đề để Bàu Bàng có thể phát triển đô thị song song với quá trình công
nghiệp hóa.

Có một điểm đáng lưu ý, bên cạnh lợi
thế phát triển công nghiệp làm điểm nhấn cho quá trình đô thị hóa, các nhà quy
hoạch còn hoàn toàn có thể bay bổng các ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cho đô thị
này theo hướng đô thị sinh thái khi kết hợp hài hòa các ý tưởng với điều kiện
tự nhiên tại Bàu Bàng. Nếu nhìn bao quát, toàn bộ khu vực quy hoạch này được
bao quanh bởi các con suối và hồ đập: Suối Bến Ván bắt đầu từ khu vực ấp 3 v�
ấp 5, xã Lai Uyên chảy dọc theo hướng Bắc – Nam đi qua KCN Bàu Bàng, nhập với
suối Đòn Gánh thành suối Đồng Cò. Suối Đồng Xa bắt nguồn từ phía đông quốc lộ
13 thuộc ấp 5, xã Lai Uyên chạy dọc theo hướng Bắc – Nam và nhập với suối Đồng Cò thành
suối Bà Lăng sau đó mới chảy ra sông Thị Tính.

Ngoài ra, trong khu quy hoạch này
còn có 2 hồ thủy lợi là Từ Vân 1 và Từ Vân 2. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên
rất lý tưởng này, trong quá trình xem xét bản đề án quy hoạch do đơn vị tư vấn
thực hiện, đích thân Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Nam cũng đã yêu cầu đơn vị
tư vấn nghiên cứu tận dụng ưu thế tự nhiên để có thể vận dụng vào các ý tưởng
quy hoạch hướng đến quy hoạch đô thị Bàu Bàng theo mô hình công nghiệp hiện đại
nhưng vẫn có các yếu tố của một đô thị sinh thái.

Tính chất và chức năng đô thị Bàu Bàng

Theo đề án quy hoạch được
Công ty TNHH Tư vấn quy hoạch – kiến trúc – hạ tầng Phương Nam thực hiện, đã
xác định Bàu Bàng là trung tâm chính trị – kinh tế – văn hóa của huyện lỵ mới
bắc Bến Cát; là đầu mối giao thông phía bắc Bình Dương và là cửa ngõ phía bắc
của Thành phố mới Bình Dương. Cũng theo đề án này, trong giai đoạn đến năm
2030, Bàu Bàng sẽ tập trung phát triển công nghiệp cùng với các loại hình dịch
vụ đi kèm với cơ cấu kinh tế chủ yếu theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông
nghiệp. Thời kỳ sau năm 2030, cơ cấu kinh tế sẽ hướng theo phát triển chiều
sâu, dịch vụ sẽ vươn lên chiếm tỷ trọng chủ yếu với cơ cấu dịch vụ – công
nghiệp và nông nghiệp đô thị.

 

ĐÀM THANH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét