Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

Thanh Hóa: Khẩn trương khắc phục vùng bị lũ quét


Nằm ở Bắc
miền Trung, Thanh Hóa là địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai bão lũ.
Năm nào cũng thế, thiên tai đến rồi đi đã trở thành quy luật của tự nhiên.

Đến ngày
hôm nay (12-9) sau hơn 1 tuần xảy ra trận lũ quét, mặc dù mưa đã ngừng hẳn,
nhưng hàng nghìn ha lúa, hoa màu của người dân vùng rốn lũ ở hai huyện Thọ Xuân
và Yên Định vẫn đang bị nhấn chím dưới "biển nước". Và để khắc thiên tai, dân
nghèo chỉ còn biết ngụp lặn dưới những vũng nước lầy lội.

Tan hoang ngày lũ

Chỉ cho
chúng tôi khúc đê bị sạt lở nơi người dân đang oằn mình dưới "biển nước", ông
Lê Huy Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) cho biết, trận ngập
lụt vừa qua đã làm một số tuyến đê của huyện Thọ Xuân bị vỡ, khiến nhà cửa của
674 hộ dân xã Quảng Phú bị ngập trong biển nước, hàng chục hécta mía bị nước
nhấn chìm, từng ngọn nhô lên như ruộng mạ.

 Đến ngày
12-9, hàng ngàn ngôi nhà ở hai huyện Thọ Xuân và Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vẫn đang
bị ngập nước. 

Sau những
cố gắng đối phó, nước cũng rút xuống dần. Thế nhưng, điều làm Phó Chủ tịch
huyện Thọ Xuân lo ngại là, hiện nay gần 3.600 người dân ở xã Quảng Phú đang cần
nguồn trợ cấp và mì tôm từng bữa.

Dẫn chúng
tôi đến thăm gia đình bà Lại Thị Mười, (50 tuổi, ở xóm 6, xã Quảng Phú, huyện
Thọ Xuân, Thanh Hóa) đúng lúc bà và đứa cháu đang kéo bao tải đựng gần 200 con
gà con đem đi vứt vì ngạt nước.

Chưa hết
bàng hoàng sau cơn hồng thủy, bà Mười kể lại, khoảng 2 giờ sáng ngày 7-9, hai
vợ chồng đang nằm ngủ trong nhà thì nghe tiếng loa thông báo vỡ đê. Hốt hoảng
bật dậy thì nước đã tràn vào đến trong nhà.

"Chồng ốm,
một mình bật dậy trong đêm tối, nhưng do cơn lũ đổ ập xuống quá nhanh nên tôi
đành bất lực nhìn hơn 1 tạ thóc và đồ đạc trong nhà trôi theo lũ", bà Mười buồn
rầu kể.

Không chỉ
thiệt hại của cải trong gia đình, vụ mùa Hè Thu này bà Mười còn bị mất trắng 1
ha ruộng mía, 6 sào ruộng lúa đang chắc xanh, tổng thiệt hại của gia đình b�
ước tính hơn 100 triệu đồng.

"Đã 27 năm,
sau trận lũ quét xảy ra vào năm 1985, người dân nơi đây vẫn yên bình với cuộc
sống thuần nông. Cũng vì chủ quan nên trận lũ vừa qua ập đến, không ai có thể
xoay kịp. Bây giờ thi tôi chỉ còn lại cái xác nhà," bà Mười nghẹn ngào.

Lũ quét ập
đến, cướp đi của bà toàn bộ gia sản trong nhà ngoài ruộng, những ngày này, chỉ
còn độc hai bà cháu bấu víu lấy nhau. Còn đứa con trai qua đợt lũ đã dẫn vợ vào
tận Đà Lạt xin việc.

Cũng chung
hoàn cảnh như bà Mười, gia đình bà Phạm Thị Hoa (55 tuổi, ở thôn 13, xã Quảng
Phú, huyện Thọ Xuân) cũng bị thiệt hại nặng nề.

Khuôn mặt
hốc hác, ánh mắt đỏ hoe, chị Hoa chưa khỏi bàng hoàng cho biết: "Do vỡ đê khiến
nước lũ đổ úp vào nhà nên cả gia đình tôi phải di tản đi nơi khác trú ngự. Nay
trở về, ngôi nhà đã bị tan hoang, 1 ha ruộng mía và gần mẫu ruộng lúa đã bị
nước nhấn chìm."

Những ngày
qua, thức ăn (chủ yếu mì tôm- PV) nước uống, chị Hoa đều phải nhờ chính quyền
huyện, xã và người dân chòm xóm hỗ trợ, để sống ẩn dật qua ngày.

Thẫn thờ
nhìn cánh đồng lúa bị nhấn chìm dưới "biển nước", chị Hoa không thể kìm được
những dòng nước mắt lăn trên gò má sạm đen.

"Hàng năm,
đến thời điểm này là bà con háo hức ra đồng thu hoạch lúa, mía. Còn vụ Hè Thu
năm nay thì mất trắng, những ngày tới chúng tôi không biết lấy gì để ăn, để
sống?," chị Hoa ngán ngẩm.

Cứu trợ khẩn cấp

Phó Chủ
tịch UBND huyện Thọ Xuân Lê Huy Hoàng cho biết, do ảnh hưởng của đợt mưa to kéo
dài, đến nay trên địa bàn huyện Thọ Xuân diện tích bị ảnh hưởng do mưa lũ rất
lớn. 3 xã bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là xã Quảng Phú, Xuân Châu và Thọ Lập.

Đợt lũ này
đã làm vỡ 2 con đê bối ở Quảng Phú và Thọ Lâp, gây thiệt hại hơn 2.400ha lúa,
1.000 ha mía, 500ha ngô, 1.500ha rau màu các loại; làm 1.500 ngôi nhà bị ngập
nước. Ước tinh thiệt hại tính đến sáng 12-9 đã lên đến hơn 100 tỷ đồng.

Nằm trong
vùng sống chung với lũ, do vỡ đê sông Cầu Chày tại xã Quảng Phú (Thọ Xuân) nên hầu
hết nước lũ đã đổ về xã Yên Giang (huyện Yên Định) làm cho 5 thôn của xã này bị
ngập úng nghiêm trọng, có nơi sâu tới 4m.

 

Ghi nhận
của phóng viên, hiện tại các xã Quảng Phú và Xuân Châu, (huyện Thọ Xuân) và xã
Yên Giang (huyện Yên Định) mặc dù nước đang rút dần, nhưng hàng trăm hộ gia
đình vẫn đang bị cô lập, hàng nghìn ha lúa, mía và rau màu các loại đang bị
nước nhấn chìm.

Hiện UBND
huyện Yên Định đang khẩn cấp huy động lực lượng, phương tiện tập trung ứng cứu
vùng bị lũ lụt, hỗ trợ thức ăn và nước uống cho người dân.

Dẫn chúng
tôi vào vùng rốn lũ, bà Ngô Thị Hoa, Chủ tịch UBND huyện Yên Định cho biết,
hiện địa phương đã hỗ trợ khẩn cấp 18 tấn gạo, 500 thùng mì tôm, 500 thùng nước
cho người dân vùng lũ.

Ngoài ra,
các xã lân cận cũng hỗ trợ 100 thùng mì tôm cho người dân bị ngập lũ.

"Với mực
nước đang xuống chậm như thế này, phải mất gần 1 tuần nữa người dân mới có thể
trở lại được cuống sống bình thường. Hiện người dân đang bị cô lập, trẻ em phải
nghỉ học", bà Hoa nói.

Có mặt tại
xã Yên Giang đúng lúc chính quyền xã đang phát gạo cho người dân, ai nấy đều
háo hức được gọi tên lên nhận những túi gạo cứu trợ.

Mang cái
bụng bầu tới nhận túi gạo 30 kg, trông khuôn mặt chị Lê Thị Minh (30 tuổi ở
thôn 7, xã Yên Giang) thật phấn khởi.

Tuy nhiên,
chị Minh cũng không dấu nổi sự lo lắng khi mang túi gạo qua cánh đồng đang ngập
trắng biển nước để về nhà.

"Trận lũ
này đã cướp trắng của nhà tôi hơn 2 mẫu lúa, cuốn trôi hết tài sản, giờ trong
nhà không còn một hạt thóc nào. Những ngày tới gai đình tôi (4 người) chỉ biết
trông vào 30 kg gạo này, nhưng nếu nước rút chậm thế này thì chắc nhà tôi còn
phải sống dài với lũ và ô nhiễm", chị Minh buồn rầu nói.

Theo TTXVN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét