Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Thương hiệu Việt trên đất triệu voi


Trong hành trình đến với Champasak – một vùng đất trù phú,
được xem là thủ phủ của Nam Lào, chúng tôi đã cảm nhận được rất nhiều dấu ấn
Việt trên đất nước triệu voi. Trong đó, nổi bật nhất về lĩnh vực kinh tế l�
thương hiệu điển hình mang tên một loài hoa đẹp.

Xem Video clip

Ngôi sao sáng

Nổi
bật trong giới kinh doanh ở Champasak không là đấng mày râu mà lại là một "liễu
yếu đào tơ" với thương hiệu Đào Hương. Ông Đặng Văn Luân, Chánh Văn phòng Chợ
Đào Hương, một kiều bào tại Lào cho biết, chữ Đào trong tiếng Lào có nghĩa l�
ngôi sao, chữ Hương có nghĩa là sáng, ghép 2 chữ lại thành ngôi sao sáng. Đào
Hương cũng còn có ý nghĩa là một loài hoa đẹp, ngát hương. Còn tên thật của b�
chủ thương hiệu Đào Hương là Lê Thị Lượng hay còn được gọi là Lượng Lít Đặng.

 Một góc chợ Đào Hương
B�
Lượng là người Lào gốc Việt, có nguồn gốc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế nhưng được
sinh ra và lớn lên ở vùng đất Pakse, tỉnh lỵ của Champasak. Trước đây, gia đình
bà Lượng rất khổ, phải đi ở đợ, làm thuê, bán hàng rong khắp nơi để kiếm sống.
Bước ngoặt trong cuộc đời của bà Lượng bắt đầu từ thuở làm bánh gai, kẹo mứt để
bỏ mối. Nhờ bánh có chất lượng, bán hàng uy tín… nên hàng của bà không chỉ
đáp ứng nhu cầu trong khu vực Pakse mà còn xuất sang các nước như Campuchia,
Thái Lan. Năm 1991, Công ty Đào Hương được thành lập và kinh doanh các mặt hàng
nhập khẩu từ Thái Lan. Dần dần, công ty ăn nên làm ra và tạo được uy tín, thanh
thế trên thị trường rộng lớn không chỉ ở Champasak mà còn cả nước Lào và Thái
Lan.

Hiện
nay, ngoài chợ Đào Hương, bà còn sở hữu các cửa hàng miễn thuế lớn ở thủ đô
Viêng Chăn, cửa khẩu Champasak- Thái Lan, Lao Bảo (Quảng Trị), cửa khẩu Cầu
Treo (Hà Tĩnh). Ngoài hệ thống chợ, siêu thị, bà còn thành lập và phát triển
công ty trồng và chế biến cà phê với thương hiệu Đào Hương, quy mô lớn nhất
nước Lào. Sản phẩm cà phê Đào Hương gần như thống lĩnh trên toàn thị trường Lào
và còn xuất khẩu đi nhiều nước khác ở châu Âu, châu Á. Với những thành tích nổi
bật trong kinh doanh, bà Lượng đã từng được vinh danh là một doanh nhân giỏi
của khu vực Đông Nam Á, một giám đốc điều hành Tập đoàn Đào Hương nổi tiếng
khắp nước Lào. Và dĩ nhiên, mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, bà đã xây dựng
thành công một thương hiệu Việt trên đất Lào, góp phần đưa hàng Việt đến với du
khách gần xa, trở thành một tấm gương cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống
trên đất nước triệu voi.

Vấn vương hồn Việt

Đến
với chợ Đào Hương, ngay trung tâm của Pakse, ta dễ dàng cảm nhận được một không
gian rất gần gũi, bởi giao dịch nơi đây không chỉ có tiếng Lào mà còn rộn rã
tiếng Việt cùng nhiều hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam.

Trước
đây, khu vực này là chợ cũ của tỉnh Champasak đã bị cháy, sau đó Công ty Đào
Hương đầu tư xây dựng chợ mới để phục vụ nhu cầu buôn bán của người dân nơi
đây. Theo ông Luân, chợ được xây dựng từ năm 1999, quy mô hơn 7 ha, vốn đầu tư
hơn 5 triệu USD và được hoàn thành vào đầu năm 2001. Trải qua các năm, nhiều
hạng mục khác cũng được đầu tư mới, sửa sang và xây dựng thêm khu nhà phố cạnh
bên, nay trở thành một khu vực buôn bán sầm uất. Chợ có hơn 700 gian hàng, nếu
tính thêm cả các lô, sạp thì có tới hơn 1.000, trong đó đa phần là người Việt
Nam và người Lào buôn bán.

 Khu hàng của người Việt Nam trong chợ Đào Hương
Xuất
xứ hàng hóa tại chợ chủ yếu từ 3 nguồn chính, gồm: Thái Lan, Việt Nam và Trung
Quốc, trong đó hàng Thái Lan chiếm đa phần với chủ yếu các mặt hàng như giày
dép, áo quần, đồ xa xỉ phẩm; hàng Việt Nam chủ yếu là nông sản, thủy sản, áo
quần… và chiếm khoảng 1/3 số lượng hàng hóa ở chợ. Riêng hàng Trung Quốc tràn
ngập đồ điện tử, áo quần, vải vóc, túi xách… nhưng chất lượng không bảo đảm.
Vì thế, du khách khi đến với chợ cần xem kỹ xuất xứ sản phẩm trước khi móc hầu
bao.

Còn
hàng hóa của nước Lào nổi bật nhất trong khu chợ Đào Hương là các loại cá nước
ngọt được cung cấp từ 2 dòng sông Mê-kông và Sedone. Ở đây, loài cá lăng sông
Mê-kông được người dân Lào cũng như du khách ưa chuộng bởi thịt cá trắng, dai,
ăn rất thơm ngon. Người dân nơi đây còn có câu ví rằng "chưa ăn cá lăng xem như
chưa đến Pakse", cũng đủ thấy rằng loài cá này là một đặc sản nổi tiếng của
Pakse. Chợ hoạt động bắt đầu từ 8 giờ sáng trong ngày và kết thúc vào lúc 16
giờ. Chợ rất đông đúc, nhộn nhịp cảnh mua bán nhưng dường như không thấy xuất
hiện sự cãi cọ hay mắng vốn lẫn nhau. Nếu du khách không thích mua hàng ở một
sạp nào đó thì cứ việc thoải mái lựa chọn sạp khác mà không sợ bị chủ chèo kéo,
hay nguyền rủa để xả xui. Người Lào thật hiền hòa và gần gũi!

B�
Nguyễn Thị Lệ, quê quán ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, 10
năm trước đây bà qua Pakse với một số bạn bè cùng quê để kinh doanh, buôn bán,
thấy làm ăn được nên đưa cả gia đình sang Lào định cư lâu dài. Hiện nay, b�
thuê 2 sạp trong chợ Đào Hương để buôn bán, mỗi năm đóng thuế 1.000 USD/sạp.
Với mức thuế khá mềm cộng với buôn bán thuận lợi, bà Lệ đủ nuôi sống cả gia
đình và còn có tiền về thăm quê.

Ông
Khăm-phèn Chăn-kông-xín, Giám đốc chợ Đào Hương cho biết, tổng doanh thu bình
quân của chợ Đào Hương đạt khoảng 11 tỷ Kíp/năm (1 Kíp tương đương 2.600 VND),
có 140 nhân viên quản lý cùng với hệ thống camera quan sát khá hiện đại. Đây
không chỉ là chợ của riêng Champasak mà còn là chợ đầu mối của cả khu vực rộng
lớn thuộc Nam Lào. Chợ nằm trên trục hành lang Đông – Tây nên rất thuận lợi cho
việc trao đổi, giao thương hàng hóa từ Thái Lan, Việt Nam, Campuchia sang Lào
và ngược lại. Cùng với các chợ khác, chợ Đào Hương trở thành một đầu mối trung
tâm hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Chợ cách cửa
khẩu Bờ Y (Việt Nam) và cửa khẩu Thái Lan với khoảng cách không xa nên rất tiềm
năng. Hiện nay, chợ nhập nhiều hàng nông sản và thủy sản từ Việt Nam sang, hy
vọng trong tương lai hàng hóa từ Việt Nam sẽ nhập vào nhiều hơn, đáp ứng nhu
cầu phát triển ngày càng cao của người dân Pakse nói riêng, Nam Lào nói chung.

"Tôi
đã từng tháp tùng đoàn lãnh đạo của tỉnh Champasak đi tìm hiểu và trao đổi
thông tin, tìm cơ hội giao thương với các tỉnh ở Việt Nam, trong đó có Bình
Dương. Qua đó, thấy Bình Dương phát triển rất nhanh, nhiều khu công nghiệp, nh�
máy được xây dựng. Cá nhân tôi mong muốn các nhà doanh nghiệp ở Bình Dương nói
riêng, Việt Nam nói chung tăng cường đầu tư hơn nữa vào Champasak cũng như Lào
để hai nước cùng phát triển, cùng thắt chặt mối quan hệ truyền thống lâu đời,
mãi mãi bền vững" – ông Khăm-phèn Chăn-kông-xín nói.

TRUNG ĐỒNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét