Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Tổng giám đốc Maritime Bank ATUL MALIK: Lãi suất cho vay xuống 15%/năm là cần thiết


Thực hiện ý
kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại Thông báo số 198/TB-NHNN ngày 9-7, các tổ
chức tín dụng đã đánh giá, rà soát dư nợ các khoản cho vay cũ để xem xét điều
chỉnh giảm lãi suất về mức tối đa 15%/năm từ ngày 15-7. Dù vậy, không ít người
vẫn tỏ ra băn khoăn, lo lắng liệu doanh nghiệp (DN) mình có vay được với mức
lãi suất đó không hay vẫn bị lách trần lãi suất. Trước lo lắng này, ông Atul
Malik – Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải (Maritime Bank) đã có ý kiến chia
sẻ.

Tôi cho rằng, chỉ thị hạ lãi suất cho vay xuống khoảng 15%/năm là cần
thiết và đúng với xu thế thị trường nhằm hỗ trợ kịp thời cho các DN, đặc biệt
là các DN vừa và nhỏ trong giai đoạn khó khăn. Có thể khẳng định, động thái
quyết liệt của Thống đốc NHNN yêu cầu giảm lãi suất xuống dưới 15% đối với
những khoản nợ cũ đã giải tỏa được nỗi lo âu của các DN. Chúng tôi đã và đang
tuân thủ theo đúng chỉ đạo của NHNN về việc giảm lãi suất xuống 15% hoặc thấp
hơn cho những nhóm khách hàng đủ tiêu chuẩn.

Trên thực tế,
với việc cắt giảm lãi suất này, chúng tôi đã cùng chia sẻ khó khăn và mang lại
lợi ích cho khách hàng của Maritime Bank. Cụ thể, chúng tôi đã giảm lãi suất
cho hai nhóm khách hàng sau: Thứ nhất là những khách hàng hiện đang kinh doanh
tốt và có triển vọng phát triển tốt. Thứ hai là những khách hàng hiện đang gặp
khó khăn tạm thời nhưng có mô hình kinh doanh tốt và có triển vọng phát triển
tốt. Bằng việc tập trung vào hai nhóm khách hàng này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp
các DN có triển vọng vượt qua giai đoạn khó khăn và những DN tốt tiếp tục mở
rộng kinh doanh. Chúng tôi áp dụng chính sách này cho cả các khách hàng hiện
tại và khách hàng mới. Nếu trong thời gian tới, NHNN tiếp tục đưa ra chính sách
hạ lãi suất cho vay, Maritime Bank vẫn nghiêm chỉnh tuân thủ.

Chúng tôi tin
rằng để đạt được mục tiêu tăng trưởng, Việt Nam cần tăng tín dụng ngân hàng.
Các khoản tín dụng cần đến được tay người tiêu dùng để kích cầu, đến được các
DN để nâng cao năng lực sản xuất thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nền
kinh tế, cũng như đến được với các công ty xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu giao
dịch quốc tế. Việc này cũng giống như một vòng tuần hoàn vì nhu cầu tăng sẽ tạo
ra thêm nhiều việc làm mới, thúc đẩy đầu tư của các DN và đem lại mức tăng
trưởng cao hơn.

Một trong
những biện pháp kích cầu là giảm lãi suất. Việc giảm lãi suất trong nền kinh tế
sẽ giúp DN cải thiện dòng tiền và tăng nguồn tín dụng đối với người tiêu dùng
và DN. Điểm mấu chốt là các ngân hàng cần phải hỗ trợ nền kinh tế bằng cách
giảm lãi suất với người đi vay, đồng thời tăng nguồn tín dụng đối với những
khách hàng đủ tiêu chuẩn. Trong ngắn hạn, lợi nhuận ngân hàng có thể bị ảnh
hưởng từ rủi ro lãi suất và giảm biên lợi nhuận. Tuy nhiên, trong trung hạn nếu
kinh tế tăng trưởng bền vững thì các ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ sự tăng
trưởng này. Trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì điều quan trọng là ngân hàng v�
DN phải hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau.

T.MINH (ghi) 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét