Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Vắng bóng chim sẻ


Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;}

Trước kia, chim sẻ tồn tại trên đời dường như để làm thú vui
cho những đứa trẻ thích chơi giàn thun, thèm vị khét khét của mùi lông chim
trên giàn lửa những buổi chăn bò. Nhưng giờ, chim sẻ được đồn là "thần dược"
làm cường dương, bổ âm và còn mạnh hơn cả… tiết hổ, báo. Cũng từ đó, chim sẻ
dần vắng bóng bởi bàn tay tàn sát của con người…

Bắt chim thời công nghệ mới

Không
phải những cây súng hơi, cũng không phải những chiếc giàn thun đòi hỏi độ
chính  xác cực cao. Ngày nay, chim sẻ
được săn bắt bằng những món đồ công nghệ đã trở nên quen thuộc và dễ kiếm trong
đời sống thường nhật. "Chỉ cần chút mẹo vặt là bắt được hàng trăm con chim sẻ
mỗi ngày. Nếu ông không tin cứ đi theo tôi", lời giới thiệu không thể hấp dẫn
hơn của Nguyễn Văn Hoàng, một tay bắt chim sẻ cự phách ở trong khu phố khiến
tôi tò mò.

 Chuẩn bị "vũ khí" tiêu diệt chim sẻ
M�
quả thật, tôi chưa bao giờ thấy cách bắt chim sẻ nào lạ đời đến vậy! Thuở còn
niên thiếu, lũ chúng tôi bắt chim sẻ bằng giàn ná thun, hoặc những buổi chiều
kiên nhẫn giăng lưới, rồi rải lúa, đậu xanh kín đất đợi từng đàn chim sẻ s�
xuống rồi giật. Chẳng ai nghĩ đến chuyện nuôi chim sẻ để làm mồi nhử vì chim
không hót, lại rất khó nuôi. Ấy vậy mà, giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại
300.000 đồng, có thẻ nhớ, có chức năng phát nhạc đã giải quyết được tất cả.
Hoàng lôi cái điện thoại có cài sẵn bao nhiêu âm thanh líu lo, ngữ điệu riêng
của những con chim sẻ buộc vào cành cây rồi bật thử cho tôi nghe. Một tràng âm
thanh đầy hấp dẫn đối với những chú chim sẻ được phát ra. Đó chính là thứ hấp
lực không thể cản nổi đối với những chú chim sẻ đang tự do ngoài trời kia.

Tuy
nhiên, để nhử chim sẻ không chỉ có thế. Đầu tiên, phải chọn được một cành cây
có nhiều nhánh rồi buộc vào một cây sắt đặc dụng, có khả năng kéo ra, thu vào
tùy ý. Sau đó, người săn chim còn phải đi kiếm 6 – 7 loại mủ khác nhau như mủ
cao su, mủ mít, mủ sung, mủ đu đủ… miễn là các loại mủ này có khả năng dính
tốt, đem về trộn lại thành một dung dịch sền sệt rồi trét lên nhánh cây.

Một
đàn khoảng chục chú chim sẻ sà xuống mái hiên nhà. Hoàng vội vã cầm cành cây
"sát thủ" của mình đem lại hàng rào cạnh đó rồi bật điện thoại. Chim sẻ lân la
một con, hai con rồi ba con bay xuống dính vào mủ, những đôi cánh chấp chới đập
loạn xạ trong vô vọng… Đó là cách bắt chim sẻ được dân trong nghề coi l�
"nhân đạo" hơn so với loại dùng lưới giăng. Cũng tương tự với mồi nhử là chiếc
điện thoại như thế nhưng dùng lưới mỗi mẻ sẽ được hàng chục, thậm chí là hàng
trăm con.

Chim sẻ từ "con" đến "ký"

Hoàng
nói săn chim sẻ để bán cho các "lò" chim phóng sinh các dịp lễ chùa. Nhưng tôi
không tin! Bởi vì kè kè theo cái lồng đựng chim của anh ta lúc nào cũng có một
hộp dao lam và một chai… rượu đế loại nặng đô. Thông thường, chim sau khi
được bẫy sẽ được bán với giá 6.000 – 8.000 đồng một con nếu là chim sống. Còn
nếu chim chết đi hoặc có dấu hiệu quá yếu do dính quá nhiều lông vào mủ thì gần
như ngay lập tức, người đi săn liền lấy lưỡi dao lam cứa cổ để máu chảy vào
bình rượu.

 Cắt tiết chim sẻ
Không
biết từ nguồn nào, nhưng gần đây rộ lên thông tin tiết chim sẻ cường dương, bổ
âm, có khả năng chữa được cả bệnh… ung thư (?). Chính vì thế, tiết chim sẻ
bỗng chốc "lên đời" thành món thời thượng của các quý ông, quý bà dù trong sách
vở Đông y thì chỉ có… phân chim sẻ mới là món được làm thuốc còn thịt chim sẻ
thì cũng không có giá trị kinh tế là bao. Cũng từ khi có nguồn thông tin ấy,
thịt chim sẻ cũng được nâng lên ngang hàng với chim mía, mỏ nhác, thậm chí còn
đắt hơn cả chim bồ câu. Nếu có dịp ghé ngang quán nhậu T.A phường Thuận Giao,
TX.Thuận An, các đệ tử lưu linh sẽ được phục vụ món chim sẻ rô ti với giá rẻ
bèo, khoảng 120.000 đồng một đĩa khoảng 30 con. Tuy nhiên, tiết chim sẻ, đặc
biệt là chim sẻ sống cắt tiết tại chỗ có giá rất cao, khoảng từ 20.000 – 40.000
đồng mỗi con, tùy theo thời giá. Mỗi con chim sẻ như thế chỉ có khoảng 2 – 3
giọt máu nên để đủ tiết cho bữa nhậu thường vài trăm ngàn. Anh Nguyễn N. chủ
quán cho biết, đó là làm tại chỗ, chứ nhiều quý ông bán tín bán nghi với thông
tin chim sẻ cường dương thường tìm đến quán hỏi mua chim sống về cho vợ làm tại
nhà cho chắc ăn.

Cũng
chính vì thông tin chưa được kiểm chứng kể trên nên nhu cầu tiêu thụ chim sẻ
ngày càng cao và chim sẻ từ chỗ là "thứ phẩm" trong các loài chim trời bỗng trở
thành món ngon vật lạ khiến giới săn chim đổ xô đi lùng tìm. Ngày xưa, chim sẻ
sống nhiều ở các đồng ruộng nhưng giờ đây với xu hướng đô thị hóa, chim sẻ cũng
sống nhiều trong các khu nhà của các cơ quan, các bãi đất trống trong các khu
đô thị mới, khu tái định cư… Sau một ngày tỏa đi khắp nơi săn tìm chim sẻ,
các "thợ săn" thường tập trung tại một hộ mua bán loài động vật này ngay tại xã
Chánh Mỹ (Củ Chi) để mua bán. Theo chân Hoàng, tôi không thể không sốc trước
cảnh hàng ngàn con chim sẻ được trút ra khỏi những chiếc lồng. Chim sẻ ở đây
người ta không tính bằng con nữa, mà chúng được cân thành kg vì không ai rảnh
mà ngồi bắt đếm từng con. Mỗi kg chim sẻ thường khoảng từ 80 – 100 con và điểm
thu mua này là địa chỉ quen thuộc của hàng chục người săn chim sẻ chuyên nghiệp
từ Bình Dương, TP.HCM, Tây Ninh. Loài chim sẻ từ chỗ bị diệt từng con làm thú
vui tiêu khiển cho các tay súng hơi đam mê săn bắt hay bọn trẻ con ghiền bắn
giàn thun, giờ đã được thương mại hóa thành nghề kiếm cơm của không ít người.

Nguy cơ lớn cho môi trường

Chiến
dịch diệt chim sẻ (Đả ma tước vận động) là một trong những hành động đầu tiên
trong kế hoạch Đại nhảy vọt của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ năm 1958
đến năm 1962 do chính Chủ tịch Mao Trạch Đông phát động. Người ta nghĩ, chim sẻ
ăn hạt thóc lúa, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Theo quyết định thì tất cả các
nông dân tại Trung Quốc nên đập gõ nồi, niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng
sợ sệt bay đi. Ổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập vỡ, các chim con trong tổ bị giết
chết. Mùa vụ năm sau được khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ, nhưng họ đã
quên đi một sự thật là chim sẻ ăn châu chấu và các loại côn trùng gây hại khác.
Châu chấu tràn ngập vùng miền quê sau đó phá nát mùa màng và kéo theo sau l�
một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc. Đến năm 1960, chính Mao Trạch Đông lại ra
lệnh ngừng diệt chim sẻ nhưng vào lúc đó thì quá trễ vì số lượng châu chấu đã
bùng nổ ngoài tầm kiểm soát. Từ năm 1959 đến 1961, ước lượng có đến 30
triệu người chết đói trong nạn đói lớn nhất Trung Quốc do châu chấu gây ra.

Đó
là minh chứng to lớn nhất cho thấy tầm quan trọng của chim sẻ đối với môi
trường. Theo chính những người đi săn chim sẻ tâm sự thì có lúc họ cũng vấp
phải sự phản đối quyết liệt của người dân vì họ quen với tiếng ríu rít thanh
bình của đàn chim sẻ mỗi ngày. Có người xin mua lại các chú chim đáng thương bị
dính bẫy rồi thả chúng ra hay thậm chí là xua đuổi, dọa nạt. Tuy nhiên, dường
như việc bảo vệ loài chim này cũng chưa được các cơ quan chức năng quan tâm bởi
việc giết hại chim sẻ để lấy tiết hay làm mồi nhậu vẫn được xem là… bình thường.
Và khi nào cái suy nghĩ ấy còn tồn tại, có nghĩa là hàng ngàn con chim sẻ sẽ
vẫn còn tiếp tục kêu cứu trong vô vọng.

LÝ KHÁNH VINH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét