Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

“Vàng trắng” trên miền đất hứa


"Vàng
trắng" – một  mỹ từ được gắn cho cao su
nhằm nâng niu và tôn vinh giá trị của dòng nhựa trắng của cây cao su, một loài
cây đã đưa người dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu ở Việt Nam nói chung v�
Bình Dương nói riêng. Việt Nam – Lào, hai đất nước anh em, tình sâu nghĩa nặng,
có truyền thống đấu tranh bất khuất, cùng tựa nhau vào dãy Trường Sơn. Nhằm góp
phần phát huy lợi thế vùng đất đỏ bazan màu mỡ, từng bước đưa người dân Lào làm
giàu, cây cao su như trở thành một sợi chỉ đỏ nối liền tình máu mủ anh em Việt -
Lào.

Căng
đầy nhựa sống

Champasak được chia thành 3 khu vực
kinh tế gồm: khu vực chuyên canh cây công nghiệp, chuyên canh lúa, ngô, khoai
sắn; khu vực công nghiệp rộng; khu vực xây dựng kinh tế – chính trị – văn hóa
và du lịch. Trong những ngày ở Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak, Lào, chúng
tôi đã có dịp mục sở thị các cánh rừng cao su bạt ngàn, xanh mướt. Nơi đây,
những công nhân Lào trong màu áo xanh đậm truyền thống của ngành cao su Việt
Nam đang từng ngày, từng giờ vun trồng. Nhìn những nụ cười bẽn lẽn trên đôi môi
của các công nhân cao su thuộc Công ty TNHH Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng
- Việt Lào (DTVL), chúng tôi cảm nhận được phần nào niềm vui và hy vọng vào
tương lai.

 Những
lô cao su bạt ngàn, xanh thẳm được trồng tại tỉnh Champasak. (Ảnh: M.Dân)

Công nhân Kham-suôn, tổ 4, nông
trường 1 vui vẻ cho biết, tôi vào làm việc tại Công ty DTVL đã được 4 năm. Đời
sống công nhân nơi đây tốt hơn nhiều, thu nhập cao và ổn định hơn so với những
công việc của chúng tôi trước kia. Công ty có nhiều chính sách tốt và hàng năm
đều cấp phát quần áo, thuốc men, kiểm tra sức khỏe cho chúng tôi. Còn công nhân
Nhựt-xông-đệt, thuộc tổ bảo vệ nông trường 1 của DTVL cũng vui mừng không kém.
Anh cho biết, trước đây tôi không có việc làm nào cụ thể, chỉ làm mấy việc không
thường xuyên và thu nhập chẳng bao nhiêu, còn bây giờ đã khác trước, vào nông
trường được hưởng rất nhiều chính sách cũng như sự quan tâm của công ty. Tôi
nguyện gắn bó suốt đời với nông trường cao su, vừa làm những việc mình ưa
thích, vừa có thu nhập cao hơn, đem lại đời sống tốt hơn cho gia đình mình.

Kể từ ngày thực hiện Chương trình
hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Lào cũng như thực hiện biên bản thỏa
thuận về hợp tác phát triển toàn diện giữa hai tỉnh Bình Dương và Champasak,
trong đó có dự án trồng cây công nghiệp dài ngày, "vàng trắng" đã và đang phủ
xanh nhiều triền núi, cao nguyên ở Lào nói chung, vùng đất Champasak nói riêng.

Đi, quan sát và cảm nhận mới thấy
hết được những tiềm năng trong phát triển kinh tế nơi đây, mối quan hệ tốt đẹp
giữa Bình Dương và Champasak không còn trên lý thuyết mà đã trở thành hiện
thực, một hiện thực đầy sức sống!

Khắc
phục khó khăn, phát huy thế mạnh

Giữa rừng cao su bạt ngàn xanh thẳm,
gặp nhau trong một không gian xa mà gần, ông Roãn Trường Thanh, Chánh văn phòng
Công ty DTVL không giấu được niềm vui trước thành quả này sau bao tháng ngày
lăn lộn trên vùng đất đỏ bazan. Ông Thanh tâm sự, đây có thể xem là vùng đất
tốt nhất, màu mỡ nhất, thuộc loại 1A của đất đỏ bazan. Lô cao su mới 5 năm tuổi
nhưng chiều cao và kích thước rất chuẩn và sắp được mở miệng lần đầu tiên l�
minh chứng. Lứa tuổi này hiện nay công ty có tới 1.300 ha và chúng tôi đang
phấn chấn chờ ngày làm lễ ra mắt dòng mủ đầu tiên trên đất bạn Lào.

 Những
công nhân Lào chuẩn bị các bước cần thiết cho mùa khai thác mủ đầu tiên. (Ảnh: M.Dân)

Về thuận lợi, ông Thanh chia sẻ, nơi
đây chính quyền địa phương rất quan tâm cũng như tạo mọi điều kiện để phát
triển cao su. Còn người dân thì rất hiền hòa, chất phác, an ninh trật tự, không
là vấn đề phải lo lắng. Ở đây, thổ nhưỡng tốt nên chất lượng cây cao su cũng
rất tốt và dự báo sẽ cho độ mủ cao. Theo dự báo, năng suất đạt bình quân khoảng
1,8 – 2,5 tấn mủ/ha trong một chu kỳ đầu.

Bên cạnh những thuận lợi vẫn có
những khó khăn nhất định mà công ty đã có các giải pháp để vượt qua. Cụ thể,
theo ông Thanh, dù đất tốt, cây cho năng suất cao nhưng về kỹ thuật của các
công nhân Lào chưa cao, phong tục tập quán và giờ sinh hoạt của người Lào cũng
có phần khác Việt Nam như: thức dậy muộn và nghỉ sớm, chưa đáp ứng việc khai
thác cao su. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục hạn chế này, công ty đã mở các
lớp chuyên đề cho công nhân, qua đó đào tạo kỹ thuật cũng như hướng dẫn công
nhân cách thức khai thác cao hơn. Hiện nay, đã có hơn 300 công nhân Lào được
tham gia học tập các khóa học này nhằm chuẩn bị cho đợt khai thác đầu tiên
trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức giao lưu giữa công
nhân Lào và công nhân nghiệp vụ của Việt Nam. Lúc đầu, mức độ tiếp thu không
cao do ngôn ngữ bất đồng nhưng sau 5 năm làm việc, công nhân Lào đã nắm bắt
được khoảng 90 – 95% các vấn đề về kỹ thuật mà mình truyền đạt. Trong giai đoạn
đầu khai thác số lượng công nhân ở đây sẽ đáp ứng đủ nhưng khi đi vào khai thác
đại trà sẽ thiếu hụt khoảng hơn 500 công nhân. Vì thế, công ty cũng đang có kế
hoạch để khắc phục vấn đề này trong giai đoạn tới, ông Thanh nói.

Bên cạnh việc trồng cây cao su, Công
ty DTVL cũng đã có kế hoạch xây dựng dự án nhà máy chế biến mủ tại Champasak,
giai đoạn 1 công suất khoảng 12.000 tấn/năm, giai đoạn 2 khoảng 10.000 tấn/năm.
Như vậy, sau khi hoàn thành 2 giai đoạn, tổng công suất của nhà máy chế biến mủ
đạt 22.000 tấn/năm, đáp ứng nhu cầu khai thác mủ của khu vực Champasak.

Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG)

Giai đoạn 5 năm (2011-2015), VRG đặt
mục tiêu trồng mới khoảng 200.000 ha, trong đó ngoài nước 140.000 ha, trong
nước 60.000 ha. Đến 2015, tổng diện tích đạt khoảng 500.000 ha, thu hoạch đạt
khoảng 330.000 tấn. Thực hiện chương trình hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam
và Lào về phát triển cao su, các đơn vị thành viên đã tham gia theo hình thức
công ty cổ phần để trồng, khai thác, chế biến cao su tại các tỉnh Savannakhet,
Champasak, SêKông, Salavan, Attapư, Oudomxay, Bolikhamxay… Đến nay đã triển
khai các dự án và đã trồng được khoảng 29.000 ha cao su ở Lào. Công ty CP Cao
su Việt – Lào là doanh nghiệp đầu tiên của VRG đầu tư ra nước ngoài và đi tiên
phong triển khai dự án đầu tư trồng cao su ở Lào. Tiếp sau đó là các đơn vị như
Công ty TNHH Cổ phần Phát triển Cao su Dầu Tiếng Việt – Lào, Hoàng Anh Gia Lai,
Thái Hòa, Đức Long, Hà Tĩnh…

Ông Huỳnh Thanh Tùng, Phó Tổng Giám
đốc Công ty DTVL

Sau 5 năm triển khai dự án trồng
10.000 ha cao su tại tỉnh Champasak, Lào, công ty đã trồng trên 6.500 ha cao su
với chất lượng phát triển tốt và dự kiến sẽ đưa vào khai thác diện tích cao su
trồng đầu tiên vào thời gian sắp tới. Trong quá trình thực hiện dự án được hai
tỉnh rất quan tâm hỗ trợ, trong đó tỉnh Champasak đã đánh giá về hiệu quả dự án
rất tốt, mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể như tình hình kinh tế địa phương
biến chuyển sau khi dự án được triển khai. Trong thời gian đầu, cây cao su chưa
khép tán người dân trồng xen canh đậu, bắp để tăng thêm thu nhập ngoài lương.
Công ty còn tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương như xây dựng trường
học, đường, điện, giếng khoan… với tổng vốn đầu tư hàng tỷ đồng. Hiện nay,
công ty đã trồng cao su tại hai tỉnh Champasak và Salavan của Lào.

TRUNG
ĐỒNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét