Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Vinh quang sự nghiệp “trồng người”


Sáng nay (5-9), cùng với hàng chục
triệu học sinh phổ thông các cấp trong cả nước, hơn 262.000 học sinh ở các ngành
học, cấp học và đội ngũ cán bộ, thầy cô giáo của tỉnh Bình Dương nô nức, phấn
khởi bước vào năm học mới 2012-2013.

Với chủ đề "Tiếp tục thực hiện đổi
mới mạnh mẽ, thực chất công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
và bền vững", trước thềm năm học mới, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) đã ban hành
chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của các cấp học trong năm học 2012-2013. Theo đó,
năm học này, toàn ngành sẽ tập trung thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm gồm:
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; nâng cao chất lượng v�
hiệu quả hoạt động giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục; công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất. Năm học này l�
năm thứ hai, ngành GD-ĐT tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam; xây dựng v�
triển khai Chương trình hành động của ngành GD-ĐT thực hiện Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2011-2020…

GD-ĐT có nhiệm vụ quan trọng, đó l�
trực tiếp bồi dưỡng thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Tài và đức thống nhất
biện chứng trong con người và được hình thành trong quá trình giáo dục toàn
diện: đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy, trước hết thầy, cô giáo phải là tấm gương
trong sáng để học sinh noi theo. Ngoài ra, mối quan hệ giữa gia đình, nh�
trường và xã hội trong việc giáo dục chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ là hết sức
quan trọng, bởi sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của
mỗi gia đình và các lực lượng xã hội.

Những năm qua, thành quả của sự
nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới đã có những bước tiến vượt bậc. Sự
nghiệp GD-ĐT được coi là quốc sách hàng đầu để đáp ứng với đòi hỏi của sự
nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng, sự nghiệp
"trồng người" đang đặt ra cho chúng ta những thách thức, nguy cơ không thể xem
thường. Đó là những biểu hiện của sự giảm sút về chất lượng giáo dục, xuống cấp
về đạo đức của một bộ phận học sinh, về quản lý… do tác động mặt trái của nền
kinh tế thị trường…

Dân tộc Việt Nam có truyền
thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư v�
coi trọng giáo dục. Mục tiêu của sự học là để làm người. Mục tiêu của việc dạy
học là đào tạo những con người có phẩm chất, năng lực toàn diện. Việc dạy học
lâu nay được ví như việc "trồng người". Sự nghiệp giáo dục – "trồng người" – vì
vậy mà không ít gian truân, vất vả, nhưng lại rất đỗi vinh quang.

* THÁI PHONG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét