Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Hãy giữ niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

"Việc giáo dục thế hệ trẻ lòng
yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Dù còn nhiều điều trăn trở, hãy giữ vững
niềm tin và truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau".

Đó là phát biểu của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang trước gần 200 đại biểu nguyên là cán bộ chủ chốt Phong trào đấu
tranh yêu nước của thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ ở các
đô thị niềm Nam giai đoạn 1954 – 1975, tại Lễ kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống
học sinh, sinh viên (HS, SV) (9/1/1950 – 9/1/2013) của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)
sáng nay 9-1.

  Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày HSSV tại ĐH
Duy Tân, Đà Nẵng sáng 9-1.
Cùng dự lễ, có ông Nguyễn Bá
Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành
Ủy Đà Nẵng.

Các đại biểu, đặc biệt, những
"nhân chứng sống", nguyên là cán bộ chủ chốt của Phong trào đấu tranh yêu nước
của thanh niên, HS, SV, trí thức, văn nghệ sỹ ở các đô thị niềm Nam giai đoạn
1954 – 1975 (sau đây gọi tắt là phong trào), đã cùng thầy trò ĐH Duy Tân ôn lại
truyền thống yêu nước, những trang sử hào hùng của dân tộc in dấu ấn đầy tự hào
của các thế hệ HS, SV Việt Nam. Tiêu biểu là sự kiện ngày 9/1/1950 với tấm
gương đấu tranh bất khuất của anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn, tấm gương mà phong
trào đã noi theo và nối tiếp.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch
nước bày tỏ sự xúc động, niềm vui bất ngờ được gặp nhiều gương mặt nguyên l�
cán bộ chủ chốt của phong trào hiện đang ở TPHCM, Đà Lạt, Cần Thơ, Quảng Ngãi,
Quảng Nam, Thừa Thiên Huế… đã tề tựu về Đà Nẵng đúng hôm nay 9/1, ngày truyền
thống HS, SV Việt Nam.

Chủ tịch nước khẳng định: "Hôm
nay 9/1, ngày truyền thống HS-SV, ngày của bao thế hệ HS-SV đã không tiếc máu
xương để góp phần giành lấy độc lập, tự do của Tổ quốc. Đảng, Nhà nước và nhân
dân luôn ghi nhận những đóng góp to lớn, thầm lặng của nhiều thế hệ cán bộ,
chiến sĩ trong phong trào đấu tranh yêu nước ở các đô thị miền Nam: Sài Gòn,
Huế, Quảng Trị, Đà Lạt, Cần Thơ, Tiền Giang và Đà Nẵng giai đoạn 1954-1975, đã
chiến đấu đầy hy sinh gian khổ trong lòng địch, góp phần quan trọng cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Trong bối cảnh hiện nay, việc
giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, trách nhiệm tiếp bước cha ông trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt lên vai mỗi chúng ta. Tôi mong các
đồng chí là cựu cán bộ chủ chốt đại diện cho các địa phương của phong trào có
mặt hôm nay tại ĐH Duy Tân, mặc dù còn nhiều điều trăn trở, hãy tiếp tục giữ
vững niềm tin, có những đóng góp thiết thực, xây dựng, bồi dưỡng, truyền lửa
cho con em mình, cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau".

Chủ tịch nước cũng đồng ý với đề
xuất của các cựu cán bộ chủ chốt trong phong trào về việc Bộ Chính trị cần quan
tâm chỉ đạo tổng kết phong trào. Theo như phát biểu đại diện của BS.TS Huỳnh
Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh viên Sài Gòn, thủ lĩnh phong trào HS-SV:
"Phần lớn những người trực tiếp tham gia phong trào nay đã lớn tuổi. Chính họ
là nguồn tư liệu sống vô cùng đáng quý, cần sớm tập hợp tổ chức sưu tập từ
nhiều nguồn để tạo nên một công trình nghiên cứu lịch sử vừa có giá trị khoa
học, vừa có ý nghĩa góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, đặc biệt l�
giới HS-SV.

  Chủ tịch nước trao tặng ảnh chân dung Bác Hồ đến ông Lê Công Cơ – đại
diện thầy trò ĐH Duy Tân, nguyên là một trong những cán bộ chủ chốt của phong
trào
Với thầy trò ĐH Duy Tân, Chủ tịch
nước nhấn mạnh: "Đại hội IX của Đảng đề ra mục tiêu phấn đấu đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp 2020. Thực hiện mục tiêu đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định để đẩy mạnh phát
triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới
mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự
phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của đất nước.

Để thực hiện thắng lợi đột phá
chiến lược này, Đại hội đề ra nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục
Việt Nam, đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đổi
mới cơ chế quản lý giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học; trong đó hết sức chú
trọng và cấp bách là thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng
toàn diện giáo dục đại học. Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua
vừa qua là cơ sở pháp lý để các trường đại học trong cả nước đổi mới và phát
triển.

Trong thời gian tới, nhà trường
nên phát huy vai trò tiên phong, dám nghĩ, dám làm, khắc phục khó khăn, trở
ngại, đổi mới mạnh mẽ để đào tạo ra những sinh viên có phẩm chất đạo đức tốt,
có năng lực chuyên môn cao, mạnh dạn trong tiếp thu khoa học công nghệ mới, góp
phần phát triển kinh tế – xã hội ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên".

Theo Dân Trí



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét