Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Chương trình bình ổn giá cả thỊ trường tết: Sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Thực hiện chương
trình bình ổn giá cả thị tường tết, các doanh nghiệp (DN), siêu thị, chợ truyền
thống đang khẩn trương chuẩn bị phục vụ nhân dân một mùa tết đầy đủ các mặt hàng
với giá cả phải chăng. Đặc biệt, Tết Nguyên đán năm nay, các DN thực hiện
chương trình còn quan tâm mở rộng hệ thống phân phối, nhằm phục vụ công nhân,
nhân dân lao động tại các vùng nông thôn trong tỉnh.   

 Gian hàng bình ổn giá
phục vụ NTD dịp tết của Siêu thị CitiMart

Vốn đã đến tay DN

Để nhân dân trong tỉnh có một cái tết sung túc, UBND tỉnh đã
ban hành Kế hoạch số 729/SCT-QLTM ngày 5-9- 2012 về việc thực hiện bình ổn giá
cả thị trường trước, trong và sau tết năm 2013. Theo đó, các mặt hàng thiết
yếu, như: lương thực thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, gạo, nếp, đường,
dầu ăn, bột ngọt, nước giải khát, bánh mứt… được đưa vào chương trình bình ổn
với tổng trị giá lên đến 504,8 tỷ đồng. Riêng mặt hàng xăng dầu, UBND tỉnh giao
cho Công ty TM-XNK Thanh Lễ và Công ty Xăng dầu Sông Bé, đảm nhận cung ứng đầy
đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn với trị giá 1.878,6 tỷ đồng.
Trong đó, các DN tham gia chương trình được hỗ trợ số tiền 67,65 tỷ đồng cho
vay ưu đãi với lãi suất 0%. Việc phân bổ nguồn vốn ưu đãi tùy thuộc vào số
lượng và năng lực DN đăng ký, ưu tiên cho những DN bán lẻ, cụ thể: Công ty TNHH
TM-DV Đông Hưng (Siêu thị CitiMart) 20 tỷ đồng; Công ty TNHH TM-DV Sài Gòn -
Bình Dương (Siêu thị Co.opMart) 14,45 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Thời trang Việt
Nam (Siêu thị Vinatex) 20 tỷ; Công ty Cổ phần TM-DV và ĐT Thủ Dầu Một 7,7 tỷ
đồng.

Ông Phan Văn Chiến, Phó Giám đốc Quỹ Đầu tư và Phát triển,
cho biết được sự ủy thác của Sở Tài chính, tính đến thời điểm này Quỹ Đầu tư v�
Phát triển đã giải ngân được gần 80% kế hoạch; các siêu thị bán lẻ đều đã nhận
được nguồn vốn ưu đãi để dự trữ hàng hóa phục vụ người dân dịp tết. Ông Trần
Hoàng Kim Quy, Siêu thị Vinatex; bà Võ Ngọc Ánh Nga, Siêu thị CitiMart… đều cho
biết: "Công tác giải ngân năm nay rất nhanh nên DN có điều kiện ký hợp đồng với
các nhà cung cấp, kịp thời nhập hàng để phục vụ thị trường trước, trong và sau
Tết Nguyên đán". Đặc biệt, một số DN tuy không được vay vốn ưu đãi, nhưng vẫn
sát cánh với chương trình. Điển hình như Công ty TM-XNK Thanh Lễ, các Siêu thị
Metro CashCarry, Trung tâm thương mại BigC Bình Dương, Công ty Cổ phần
TM-DL Bình Dương, Công ty TNHH Phạm Tôn cũng đã đăng ký tham gia bình ổn giá cả
thị trường tết, góp phần bình ổn thị trường, định hướng người tiêu dùng (NTD)
ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Tăng cường chức năng
giám sát

Ngoài việc bán hàng bình ổn tại các siêu thị, năm nay các DN
còn có kế hoạch tổ chức hệ thống phân phối bán hàng bình ổn lưu động, phục vụ
NTD vùng nông thôn và các khu cụm công nghiệp. Ngoài các điểm kinh doanh cố
định trong các chợ truyền thống, UBND các huyện, thị, thành phố đang sắp xếp,
bố trí thêm các điểm kinh doanh chợ tết, bảo đảm phục vụ nhu cầu mua sắm của
nhân dân. Để NTD được thụ hưởng chương trình, Sở Công Thương đã có kế hoạch
phối hợp các ngành thông tin, truyền thông tuyên truyền rộng rãi chương trình
bình ổn hàng thiết yếu đến NTD các xã, phường, thị trấn.

Để đạt mục đích cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường
đối với một số mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng khan hiếm hàng giả tạo, Sở
Công Thương cũng đã phối hợp cùng các sở ban ngành chức năng duyệt giá, kiểm
tra việc bán hàng đúng giá phê duyệt, giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết
yếu, giảm chi phí trung gian… đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp lợi
dụng sự biến động của thị trường để tăng giá bất hợp lý; đầu cơ găm hàng; bán
hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng hóa không có nguồn gốc
làm phương hại đến lợi ích của NTD. Ngoài ra, Sở Công Thương còn tăng cường
kiểm tra việc sử dụng vốn vay của các đơn vị có đúng mục đích hay không.

Bên cạnh sự "vào cuộc" quyết liệt của ngành chức năng, thiết
nghĩ NTD cần tăng cường chức năng giám sát vì quyền lợi của chính mình. Do vậy,
khi phát hiện các trường hợp bán hàng không đúng giá niêm yết; hàng gian, hàng
giả… NTD cần phản ánh kịp thời để ngành chức năng kịp thời điều chỉnh.

 

 BẢO ANH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét