Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Dân muốn yên tâm khi ra đường…


 Điều đó cho thấy, với
nhiều nỗ lực của ngành chức năng nhưng tình hình an ninh trật tự xã hội vẫn còn
quá nhiều phức tạp. Nhất là tại các thành phố lớn, các địa phương trọng điểm, vấn
đề an ninh trật tự cần phải được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm hơn. Trước
thực tế đó, Bộ Công an đã tăng cường tổ chức các đoàn kiểm tra các địa bàn trọng
điểm, tăng cường lực lượng cảnh sát bổ sung cho một số địa phương trọng điểm.

Ở Bình Dương, Công an tỉnh vừa tổ chức hội nghị sơ kết đợt I
ra quân tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự trước, trong và sau Tết
Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013. Qua một tháng mở đợt cao điểm, tình hình an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh được giữ vững; phạm pháp về
trật tự an toàn xã hội giảm 2,2%; công tác điều tra khám phá án đạt trên 82%; bắt,
xử lý tội phạm về ma túy tăng 58,3%; vi phạm trên lĩnh vực kinh tế phát hiện
tăng 19,2%; các mặt công tác khác cũng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả khả
quan. Trong đó, lực lượng công an các đơn vị, địa phương đã bắt, xử lý 75 đối
tượng hình sự, triệt xóa 7 băng nhóm với 22 đối tượng…

Có thể nói, cùng với sự phát triển nhiều mặt của đất nước
thì vấn đề an ninh trật tự xã hội phải được đặc biệt quan tâm. Như những bức
xúc của bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: Tình trạng cướp
giật, giết người diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn một số địa phương, đặc
biệt là TP.Hồ Chí Minh trong thời gian gần đây. Theo đó, bà Nga kiến nghị bảo đảm
an toàn tính mạng của người dân "khi ra đường" là trách nhiệm của chính quyền
mà cơ quan chuyên trách là công an. Vì vậy nơi nào để trộm cướp lộng hành thì
phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu, tức là giám đốc công an các tỉnh,
thành, nếu đồng chí nào không hoàn thành nhiệm vụ thì cũng nên thay thế.

Lời bà Nga nói, quả thật gợi cho chúng ta phải suy nghĩ…

THÁI PHONG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét