Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Để dạy thêm, học thêm đi vào nền nếp


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Xuất phát từ mong muốn nâng cao trình độ, học lực của học
sinh (HS), dạy thêm, học thêm (DT, HT) xuất hiện và tồn tại để đáp ứng nhu cầu
này của xã hội. Bản chất của việc DT, HT là tốt nếu như nó xuất phát từ nhu cầu
hoàn thiện, bổ sung kiến thức của người học và động cơ không vụ lợi của người
dạy. Chưa ai thống kê cụ thể nhưng chắc chắn đã có nhiều học sinh tiến bộ rõ
rệt trong học tập nhờ DT, HT. Tuy nhiên, từng lúc, từng nơi hoạt động DT diễn
ra tràn lan, gây bức xúc đối với xã hội. Do đó, Bộ Giáo dục – Đào tạo, UBND
tỉnh đã có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh DT, HT nhằm đưa hoạt động này đi vào nền
nếp. 

 HS học 2 buổi/ngày
không cần phải HT (ảnh minh họa)

Có cầu, có cung

Em Nguyễn Thanh Minh, một HS lớp 11 tại TX.Thuận An tâm sự:
Em chỉ có thể tự học các môn xã hội, môn học bài, còn các môn tự nhiên thì em
phải đi HT. Lúc đầu, em nghĩ chỉ cần học môn toán là được rồi nhưng thấy các
bạn ai cũng học lý và hóa thế nên em cũng xin mẹ cho đi học. Theo em, nếu muốn
củng cố thêm kiến thức thì HT như vậy là rất tốt bởi các thầy cô dạy em rất
nhiệt tình. Tuy nhiên cũng có bạn đi HT chỉ là để đối phó với lại để tụ tập đi
chơi, như vậy thì vừa lãng phí thời gian, công sức và cả tiền bạc của cha mẹ.
Chị Kim Anh, một phụ huynh có con học lớp 3 cho biết: "Dạy con học ở nhà đối
với tôi là cả một vấn đề nan giải. Tôi cũng muốn dạy con học nhưng với nhiều
bài khó thì đành phải bó tay, vả lại dù sao cô giáo dạy cháu cũng tiếp thu tốt
hơn học với cha mẹ nên tôi cho cháu đi HT".

Về tình trạng DT, HT hiện nay, một số dư luận cho rằng, có
HS yếu kém là phải có DT, HT. Đây là một việc làm rất thiết thực, hiệu quả góp
phần vào việc nâng cao chất lượng học tập. Tính tích cực này được thể hiện qua
các lớp DT của đa số thầy cô giáo có năng lực chuyên môn, có lương tâm nghề
nghiệp. Những giáo viên này đều có năng lực, yêu nghề, DT để kiếm sống lương
thiện nhưng cũng để thỏa mong muốn mang kiến thức đến cho HS. Lớp DT này chỉ
tập trung toàn HS trung bình trở xuống, chủ yếu là bồi dưỡng cho các em cá biệt
bị rỗng kiến thức cơ bản, cung cấp phương pháp học tập, giúp các em theo kịp
chương trình với các bạn cùng lớp.

Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, ở một
số nơi xuất hiện tình trạng DT, HT tràn lan đã gây bức xúc đối với xã hội,
khiến dư luận lên tiếng nhiều. Có ý kiến cho rằng nếu giáo viên tận tâm tận lực
truyền đạt kiến thức cho HS ở trường thì không cần thiết phải DT. Ngoài lý do
chủ quan từ phía giáo viên, HS, phụ huynh, có những lý do dẫn đến DT, HT thuộc
dạng bất khả kháng như: chương trình học còn nặng, phương thức thi cử không sát
chương trình học, áp lực học tập từ phụ huynh với con em mình… từ đó đã hình
thành tâm lý không thể không HT nếu muốn con mình có kết quả học tập tốt.

Đưa hoạt động DT, HT đi vào nền nếp

Bên cạnh tính tích cực của việc DT, HT, thì mặt trái của DT
đang bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Có một bộ phận giáo viên vì mục đích thu
nhập đã có thái độ không đúng mực, thậm chí gây sức ép đối với HS phải HT. Đó
là chưa nói đến số giáo viên dạy lơ là chiếu lệ trong chính khóa lại rất nhiệt
tình, tích cực tại các lớp ngoài giờ, gây hoang mang trong phụ huynh HS. Đây là
những biểu hiện tiêu cực của một số giáo viên rất đáng phê phán.

 

Từ chỗ việc DT, HT bị lạm dụng, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban
hành quy định về DT, HT. Trên cơ sở đó, giữa tháng 12 vừa qua, UBND tỉnh đã có
Quyết định số 54/QĐ-UBND quyết định ban hành quy định DT, HT trên địa bàn tỉnh;
Sở Giáo dục – Đào tạo cũng đã có văn bản hướng dẫn kèm theo quyết định này. Về
nguyên tắc, DT, HT góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân
cách của HS; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt
quá sức tiếp thu của người học. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo
dục phổ thông chính khóa để đưa vào giờ DT; không DT trước những nội dung trong
chương trình giáo dục phổ thông chính khóa. đối tượng HT là HS có nhu cầu HT,
tự nguyện HT và được gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để
ép buộc gia đình HS và HS HT. Không tổ chức lớp DT, HT theo các lớp học chính
khóa; HS trong cùng 1 lớp HT, HT phải có học lực tương đương nhau; khi xếp HS vào
các lớp DT, HT phải căn cứ vào học lực của HS. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt
động DT, HT phải chịu trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép tổ chức
hoạt động DT, HT.

Các quyết định về DT, HT nhằm chấn chỉnh hoạt động này,
nhưng xung quanh vấn đề trên vẫn còn những điều làm các nhà quản lý băn khoăn.
Ông Nguyễn Hữu Phước, Trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo TP.TDM nói: về mặt tích
cực, DT, HT mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, giáo viên nâng cao tay nghề, bổ
sung kiến thức cho HS, giúp các em làm quen nhiều dạng bài tập khác nhau, góp
phần tăng tỷ lệ HS thi đậu tốt nghiệp và đại học. Để hoạt động DT đi vào nền
nếp như quy định mới, ngành cần triển khai những văn bản của bộ, tỉnh, sở đến
những người dạy ngoài nhà trường.

Theo quy định mới, cấm giáo viên tiểu học DT đối với HS học
2 buổi/ngày, nhưng cho phép giáo viên ở những trường dạy 1 buổi được DT đối với
HS cá biệt, phụ đạo HS yếu kém, bồi dưỡng HS giỏi, bồi dưỡng nghệ thuật, TDTT,
rèn luyện kỹ năng sống. Giải thích điều này, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo
Dương Thế Phương cho rằng, những trường này do cơ sở vật chất hạn chế, chỉ tổ
chức dạy chính khóa 1 buổi. Nhưng nếu trường tổ chức được dạy phụ đạo thì không
cho phép giáo viên DT.

Từ trước đến nay, hoạt động DT, HT muôn hình vạn trạng dẫn
đến những ý kiến trái chiều từ phía dư luận. Một bộ phận phụ huynh do không có
người trông giữ con buổi học còn lại, đã gửi các em tại nhà giáo viên cho ăn
uống và DT. Những HS vừa rời trường mẫu giáo không trường nào quản lý cũng được
cha mẹ các em gửi cho các cô giáo dạy lớp 1. Vậy đây có phải là những hình thức
DT, HT không? Lãnh đạo Sở Giáo dục – Đào tạo đã hướng dẫn, việc phụ huynh có
nhu cầu gửi HS tại nhà giáo viên, nếu thấy đúng thì hiệu trưởng đề nghị Phòng
Giáo dục – Đào tạo cấp phép giáo viên phụ đạo HS tại nhà. Còn việc trông trẻ
thuộc phạm vi địa phương quản lý. Trông trẻ mà giáo viên có tổ chức dạy văn hóa
là DT, như vậy là vi phạm quy định DT, HT. Ngành chỉ cấp phép DT, không cấp
phép trông trẻ.

Như trên chúng tôi đã đề cập, tích tính cực của hoạt động
DT, HT là giúp HS yếu kém lấy lại căn bản, bổ sung kiến thức cho HS giỏi. Thực
tế thời gian qua tỷ lệ HS thi đậu tốt nghiệp THPT và đậu vào đại học ngày càng
tăng, là nhờ công lao đóng góp rất lớn của những thầy cô tham gia bồi dưỡng HS.
Với quy định DT, HT như hiện nay, ban giám hiệu các trường lo ngại những kết
quả trên sẽ giảm sút do giáo viên không được DT. Thực ra giáo viên không được
tổ chức DT nhưng có thể tham gia DT ngoài nhà trường.

 A.SÁNG – N.THANH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét