Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

"Hạ lãi suất cho vay không ảnh hưởng đến lạm phát"


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Ủy ban Giám
sát Tài chính Quốc gia vừa đưa ra báo cáo phân tích tình hình kinh tế Việt Nam
2012, trong đó kiến nghị, năm 2013 Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cân nhắc hạ
lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp và xử lý nợ xấu theo hướng tái cơ cấu
các tổ chức tín dụng.

  Ảnh minh họa.
Phân tích cụ
thể về những yếu tố cơ sở để hạ lãi suất, Ủy ban Giám sát cho rằng, nếu đặt mục
tiêu lạm phát năm 2013 là 6% thì dư địa hạ lãi suất trong năm tới có thể được nới
rộng. Hơn nữa, nếu xét về tương quan giữa lãi suất tiền gửi tại Việt Nam so với các
nước trên thế giới (tại Mỹ khoảng 0,5-0,75%/năm) thì việc tiếp tục hạ lãi suất
sẽ vẫn đảm bảo được chênh lệch lãi suất mà không gây ra áp lực tỷ giá trong năm
2013.

Ủy ban Giám
sát cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc hạ lãi suất sẽ ít gây ra
tình trạng rút tiền tại ngân hàng để chuyển sang các kênh đầu tư khác, do đó
thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn sẽ được đảm bảo.

Mặt khác, tổng
cầu của nền kinh tế hiện còn yếu nên nguy cơ lạm phát tăng mạnh trong năm 2013
là không lớn. Thực tế cho thấy, trong khi cung tiền M2 tăng khá mạnh, lạm phát
năm 2012 vẫn được kiểm soát khá tốt. Như vậy, năm 2013, Ngân hàng Nhà nước cần
tiếp tục kiểm soát tổng hạn mức tín dụng (khi cần thiết có thể áp dụng hạn mức
tín dụng) và tổng phương tiện thanh toán M2, như vậy việc hạ lãi suất cho vay sẽ
không gây tác động mạnh đến lạm phát năm 2013.

Bên cạnh đó,
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước cần khẩn
trương đẩy nhanh triển khai xử lý nợ xấu gắn liền với tái cơ cấu các tổ chức
tín dụng trong thời gian sớm nhất nhằm khắc phục “điểm nghẽn,” khơi
thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ổn định thanh khoản của toàn hệ thống
ngân hàng, từ đó khôi phục và thúc đẩy sự phát triển của thị trường liên ngân
hàng.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét