Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

Hiệp định Paris


LTS: Chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không" có ý
nghĩa quyết định cuối cùng buộc Mỹ phải đặt bút ký Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 27-1-1973. Nội dung cơ bản của hiệp định
là buộc Mỹ và các quốc gia khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam…
Để ký được hiệp định này, Đảng ta đã phối hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự,
đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt
bài viết xoay quanh việc ký kết Hiệp định Paris – Khẳng định quyền tự quyết dân
tộc của người Việt Nam.

Bài 1: Cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử

 Những câu chuyện trên
bàn đàm phán cách đây đã 40 năm nhưng nhìn lại mới thấy các cuộc đàm phán, đấu
tranh để đi đến ký kết Hiệp định Paris phản ánh đầy đủ sự lãnh đạo tài tình của
Đảng ta, trí tuệ của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam…

 Bà Nguyễn Thị Bình
(hàng trên) đại diện CPCMLTCHMNVN ký kết Hiệp định Paris

Thắng lợi Mậu Thân, buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán

 Hôm chúng tôi ở Hà Nội,
rất nhiều tướng lĩnh từng là nhân chứng sống của chiến thắng lịch sử "Hà Nội -
Điện Biên Phủ trên không" đã khẳng định "đây là cuộc đàm phán lịch sử". Vâng,
trong lịch sử ngoại giao của Việt Nam, cuộc đàm phán đi đến kết quả ký kết Hiệp
định Paris, lập lại hòa bình, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là cuộc đàm phán
kéo dài nhất. Nếu tính từ ngày 13-5-1968, ngày Tổng thống Mỹ Johnson chịu
thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa XHCN
Việt Nam) đến ngày hiệp định được ký kết chính thức 27-1-1973 trên Hội nghị
Paris thì quá trình thương thuyết đến gần 5 năm với trên 200 cuộc họp chính thức
giữa các bên. Ông Lưu Văn Lợi, nguyên thư ký cố vấn Lê Đức Thọ tại Hội nghị
Paris cho biết, Hội nghị Paris là hội nghị gian khổ, dài và khó khăn nhất của
nhân dân Việt Nam. Ngay trong quá trình tìm địa điểm hội họp cũng là cuộc đấu
trí dài ngày. Lúc đầu, Mỹ đề nghị Tokyo (Nhật Bản), sau đó đề nghị Băng Cốc
(Thái Lan), rồi nhiều nơi khác nhưng mình chọn nước Pháp. Bởi nước Pháp là
trung tâm về chính trị, văn hóa, kinh tế của phương Tây. Hơn nữa, Pháp từng bị
Việt Nam đánh bại ở "Điện Biên Phủ mặt đất" nên ta hiểu rõ nước Pháp. Ở Pháp,
ta có nhiều bạn bè, kiều bao yêu nước, báo chí Pháp có thiện cảm với Việt Nam.

Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
mso-line-height-alt:9.05pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Arial;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Arial;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-fareast-language:EN-US;}

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nguyên đại sứ là thành viên Đoàn đàm
phán của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) cho biết, sau thất bại Tết
Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam và ngồi vào bàn
đàm phán với Việt Nam tại Hội nghị Paris. Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán giữa
đoàn đại biểu Việt Nam và Mỹ chính thức bắt đầu. Tuy nhiên, đến ngày
27-10-1968, hai bên mới thỏa thuận được. Sau đó, Tổng tống Mỹ Johnson mới ra lệnh
chấm dứt ném bom miền Bắc. Quá trình đấu tranh đầy cam go giữa hai bên trên mặt
trận ngoại giao, tháng 1-1969 đã diễn ra phiên họp bốn bên đầu tiên. Nghĩa là từ
lúc này, ta có 2 đoàn Việt Nam. Đoàn miền Bắc, tức Chính phủ VNDCCH do đồng chí
Xuân Thủy làm trưởng đoàn, đồng chí Lê Đức Thọ, thay mặt Bộ Chính trị làm cố vấn.
Đoàn miền Nam tức là Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam
(CPCMLTCHMNVN), lúc đầu do đồng chí Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, từ tháng
6-1969, bà Nguyễn Thị Bình – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao CPCMLTCHMNVN làm trưởng
đoàn. Hai đoàn tuy hai mà một, kết hợp khắng khít, hài hòa để tiến tới chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Bẻ gãy sự lật lọng

Đại tá Vũ Trọng Hoan – Phó Chủ nhiệm Bộ môn lịch sử Tổ chức
quân sự, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, cuộc đấu tranh ngoại giao trên
bàn Hội nghị Paris giữa ta và Mỹ luôn diễn ra gay gắt. Việc sử dụng những thắng
lợi quân sự trên chiến trường để ép đối phương phải nhân nhượng theo những điều
kiện có lợi luôn được phía Mỹ tính đến, đặc biệt là năm 1972 trước những sự kiện
chính trị nhạy cảm của nước Mỹ. Nhìn lại những diễn biến chính ở Hội nghị Paris
năm 1972, đặc biệt là trong tháng 12-1972 có thể thấy rõ những toan tính của Mỹ.
Khi ta mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 giải phóng tỉnh Quảng Trị và nhiều
địa bàn chiến lược quan trọng ở miền Đông Nam bộ, phản ứng của Mỹ là mở chiến dịch
đánh phá trở lại miền Bắc để chi viện cho quân đội Sài Gòn tái chiếm lại những
vùng đã mất. "Mục tiêu quân sự của Mỹ đặt ra cho chiến dịch này là: Ngăn chặn sự
chi viện của miền Bắc cho miền Nam, tạo điều kiện để quân đội Sài Gòn tái chiếm
lại những vùng đã mất, đẩy quân giải phóng về vạch xuất phát ban đầu" – Đại tá
Vũ Trọng Hoan cho biết.

Ở Hội nghị Paris, Mỹ đưa ra nhiều điều kiện có lợi cho họ,
nhưng mọi cố gắng của Mỹ dùng sức mạnh quân sự để ép ta trên bàn đàm phán không
đạt được kết quả mong muốn. Theo ông Nguyễn Khắc Huỳnh, tháng 10- 1972, khi thắng
lợi chung của cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam làm thay đổi cục diện chiến
trường và so sánh lực lượng có lợi cho ta. Lúc này ở miền Bắc, quân dân ta đã
đánh thắng một bước quan trọng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa của không
quân và hải quân Mỹ. Hơn nữa, vào thời điểm này, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã cận
kề, buộc Mỹ phải có những tính toán thực tế hơn. Do đó, trong cuộc gặp riêng với
phái đoàn Mỹ tháng 10-1972 khi Chính phủ ta đưa ra bản dự thảo "Hiệp định về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam", Chính phủ Mỹ đã cơ bản thừa nhận
bản dự thảo hiệp định do phía ta đưa ra và coi đó là một sáng kiến đưa cuộc
thương lượng mau chóng đi tới một giải pháp. Tuy nhiên, ngày 22-10- 1972, Tổng
thống Nixon gửi công hàm cho ta, nêu khó khăn với Nguyễn Văn Thiệu nên chưa có
thể ký hiệp định như thỏa thuận. Lúc đó, đoàn đàm phán Việt Nam hiểu ngay Mỹ muốn
lật lọng để vượt qua bầu cử nhưng cuối cùng chiến thắng "Hà Nội – Điện Biên Phủ
trên không" cũng buộc Mỹ ký kết hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam.

Bài 2: Đấu trí trên bàn đàm phán

HỒ VĂN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét