Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Kỷ niệm trọng thể 40 năm ngày ký hiệp định Paris


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Chiều 22-1,
tại Mátxcơva, Hội Hữu nghị Nga-Việt phối hợp cùng Đại sứ quán Việt Nam tổ chức
kỷ niệm lần thứ 40 ngày ký Hiệp định Paris (27.1.1973-27.1.2003) và lần thứ
70 ngày Chiến thắng Stalingrad trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân
dân Liên Xô (2.2.1943-2.2.2013).

 Hai sự kiện
dù xảy ra ở hai thời điểm lịch sử, hai bối cảnh khác nhau, nhưng lại có sự liên
quan chặt chẽ, là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của hai dân
tộc.

Tham dự lễ
kỷ niệm về phía Việt Nam
có Đại sứ Phạm Xuân Sơn cùng đại diện các phòng, ban của Đại sứ quán.

Về phía Nga
có các ông Vladimir Buyanov, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nga-Việt, ông Anatoly
Pozdeev, Thiếu tướng, cựu chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam; các cựu
chiến binh Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại; đại điện Hội Cựu
chiến binh thành phố Mátxcơva; con em một số anh hùng Xô Viết đã ngã xuống
trong trận Stalingrad và đông đảo sinh viên nghiên cứu chuyên ngành lịch sử của
Học viện Kinh tế và pháp luật.

Phát biểu
tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Xuân Sơn nhấn mạnh chiến thắng của nhân dân Liên Xô
trong trận Stalingrad đã góp phần cổ vũ tinh thần to lớn dẫn đến thành công của
cuộc cách mạng tháng 8-1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau này,
với sự ủng hộ về ngoại giao, sự trợ giúp thiết thực bằng vật chất của nhân dân
Liên Xô, Việt Nam đã đạt được thắng lợi trong quá trình đấu trí cam go, buộc Mỹ
phải đặt bút ký Hiệp định Pari lịch sử năm 1973 và sau đó quân và dân ta giành
chiến thắng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử thống nhất hoàn toàn đất nước
vào năm 1975.

Đại sứ cho
rằng việc tổ chức kỷ niệm thường niên hai sự kiện lịch sử này có giá trị giáo
dục to lớn đối với thế hệ trẻ hai nước, giúp ôn lại quá khứ hào hùng của cha
ông và tiếp thêm sức mạnh để các thế hệ mai sau vững tin trên con đường xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.

Phát biểu
bày tỏ cảm xúc, Thiếu tướng Pozdeev cho biết, những người đương thời với ông
vẫn tự hào gọi Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không là Stalingrad của
Việt Nam bởi quy mô cuộc chiến, lòng yêu nước và ý chí quyết tâm của hai dân
tộc đã cùng tạo nên bước ngoặt lịch sử.

Đại diện
cho các nữ cựu chiến binh từng tham gia trận đánh Stalingrad, bà Marina
Rokhlina chia sẻ những ký ức khủng khiếp về thời bom đạn; mong muốn các bạn trẻ
hôm nay không chỉ nghe, không chỉ biết mà còn phải ghi nhớ để nhắc nhở con cháu
rằng đã có một cuộc chiến tranh tàn khốc như thế trong lịch sử dân tộc. Nhiều
đại diện là con em các anh hùng Liên Xô đã ngã xuống trong trận Stalingrad bày tỏ ký ức họ còn lưu giữ về những người
ông, người cha đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Các đại
biểu tham dự lễ kỷ niệm cùng nhau xem lại những trích đoạn phim tư liệu phản
ánh cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô và cuộc chiến giành
độc lập dân tộc của quân và dân Việt Nam.

Theo TTXVN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét