Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Bình Dương có 4 con sông chính, với tổng chiều dài 252km,
gồm các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Tính và sông Bé. Đặc điểm của 2 tuyến sông
lớn (sông Đồng Nai, sông Sài Gòn) không liền kề nhau, đi qua địa bàn của 7
huyện, thị, thành phố có 2 cảng đường thủy nội địa là cảng Bình Dương, cảng B�
Lụa.

Triển khai đồng bộ các giải pháp

Trong thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT)
đường thủy, ban an toàn giao thông (ATGT) các địa phương đã có nhiều nỗ lực
nhằm thực hiện hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT đường thủy. Qua đó, khai thác
tiềm năng, lợi thế của đường thủy, chính quyền địa phương đã có nhiều nghị
quyết, chỉ thị và chiến lược phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
giữ gìn TTATGT và trật tự xã hội trên đường thủy. Đến nay, tổng lượng hàng hóa
vận chuyển trên đường thủy chiếm khoảng 20% tỷ trọng của ngành giao thông vận
tải. Vận tải người trên đường thủy cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt lượng
khách tham quan du lịch và các hoạt động trên sông nước tăng nhanh.  

 Còn nhiều trường hợp
người đi đò không mặc áo phao

Để bảo đảm an toàn trong hoạt động giao thông đường thủy
(GTĐT), các cấp, các ngành đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác quản lý nh�
nước trên lĩnh vực GTĐT, cụ thể là triển khai thực hiện Luật GTĐT nội địa, các
nghị quyết của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao
thông (TNGT) và ùn tắc giao thông, Chỉ thị số 31 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường công tác bảo đảm TTATGT đường thủy nội địa. Theo chức năng, nhiệm vụ
của mình, các ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp và toàn dân đã có nhiều nỗ
lực, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp cấp bách và lâu dài để khắc phục những
tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý nhà nước về GTĐT, giúp cho giao thông
vận tải đường thủy ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, tình
hình TTATGT đường thủy đã và đang diễn biến phức tạp, một số vụ TNGT đường thủy
và tai nạn từ các hoạt động du lịch trên sông nước đã xảy ra, gây thiệt hại
nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Tình trạng phương tiện
thủy không đăng ký, đăng kiểm, người điều khiển phương tiện không bằng cấp,
chứng chỉ chuyên môn; phương tiện quá trọng tải hoặc chở khách, bến khách ngang
sông không đủ các điều kiện an toàn vẫn hoạt động diễn ra khá phổ biến ở các
địa phương; tình trạng nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, khai thác tài nguyên
trái phép lấn chiếm luồng chạy của tàu thuyền và hành lang ATGT đường thủy… gây
mất TTATGT, ô nhiễm môi trường còn diễn biến rất phức tạp. Tình trạng vi phạm
TTATGT đường thủy luôn là nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới tai nạn, gây ra nhiều vấn đề
bức xúc, lo lắng của mọi người và xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên,
trước hết là do công tác quản lý Nhà nước về GTĐT nội địa của các ngành chức
năng, chính quyền các cấp vẫn còn những tồn tại, thiếu sót. Chưa phát huy hết
khả năng và trách nhiệm; cùng với đó là sự tùy tiện, thiếu ý thức trách nhiệm
của một bộ phận không nhỏ những người tham gia GTĐT trong việc chấp hành pháp
luật về GTĐT. Qua phân tích các vụ tai nạn xảy ra trên đường thủy cho thấy, hầu
hết các vi phạm và tai nạn xảy ra đều liên quan đến ý thức, trách nhiệm của
những người tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc ứng xử có tính văn
hóa khi tham gia GTĐT của người tham gia giao thông cũng như trách nhiệm v�
cách giải quyết của lực lượng chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực này còn
nhiều hạn chế.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Tăng cường bảo đảm TTATGT, nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của nhân dân khi tham gia GTĐT, việc xây dựng và thực hiện phong trào "Văn
hóa giao thông với bình yên sông nước" là một nhiệm vụ thiết thực đặt ra trong
tình hình hiện nay trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ chính và trọng tâm l�
đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về GTĐT để nâng cao nhận
thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội đối với
công tác bảo đảm TTATGT đường thủy, tạo ra môi trường văn hóa lành mạnh khi
tham gia giao thông. Đồng thời, phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ
ứng xử của cán bộ, công chức với nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nh�
nước về TTATGT đường thủy nội địa.

Chú trọng xây dựng kế hoạch thực hiện có hiệu quả cuộc vận
động "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước". Để cuộc vận động thực sự đi
vào cuộc sống, ban ATGT các địa phương cần căn cứ tình hình, điều kiện thực tế
của địa phương và hướng dẫn của Ban chỉ đạo cấp trên để chỉ đạo và triển khai
thực hiện một cách sâu rộng nội dung cuộc vận động đến tất cả các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến hoạt động GTĐT nội địa. Trong đó, tập trung vào các đối
tượng trực tiếp tham gia GTĐT như thuyền viên, chủ bến, chủ phương tiện, người
làm ăn sinh sống trên đường thủy… đặc biệt là tại các làng xã, các khu dân cư,
xóm làng ở ven sông, ven biển, nơi tập trung đông người tham gia GTĐT… và lực
lượng chức năng tham gia công tác quản lý các hoạt động GTĐT nội địa.

 

 

 CHÍ NHÂN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét