Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Ngành Lao động công bố 10 sự kiện tiêu biểu năm 2012


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Ngày 23-1 tại Hà Nội, Bộ Lao động
– Thương binh và Xã hội tổ chức họp báo thông tin về kết quả cuộc thi bình chọn
10 sự kiện tiêu biểu ngành Lao động – Thương binh và Xã hội năm 2012.

Thay mặt Ban Tổ chức, ông Nguyễn
Thành Phong, Tổng Biên tập Báo Lao động – Xã hội cho biết, trang thông tin bình
chọn của Bộ đã nhận được 360.000 lượt người quan tâm truy cập và gần 10.000
lượt bình chọn.

Tại buổi lễ, Ban Tổ chức đã trao
các kết quả nhất, nhì và ba cho các cá nhân đoạt giải.

 Dưới đây là 10 sự kiện tiêu biểu
do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội công bố:

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 15-NQ/TW một số vấn
đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020

Ngày 01/6/2012, tại Hội nghị
Trung ương 5, Khóa XI, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết một số
vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Việc lần đầu tiên, Trung ương
ra một Nghị quyết chuyên đề về chính sách xã hội không chỉ cho thấy sự quan tâm
sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực này mà còn thể hiện rõ tầm quan
trọng đặc biệt của chính sách xã hội, coi chính sách xã hội vừa là mục tiêu,
vừa là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển.

 Cụ thể hóa Nghị quyết, ngày 01/11/2012, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 70/NQ-CP về việc Ban hành Chương trình hành động
của Chính phủ. Theo đó, Chương trình xác định các nhiệm vụ chủ yếu để các Bộ,
ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện thành công mục tiêu của Nghị
quyết 15-NQ/TW đã đề ra trong đó, có những nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng,
triển khai có hiệu quả Đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; nghiên cứu đa
dạng hóa các hình thức BHXH; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối
với hộ cận nghèo; xây dựng mã số an sinh xã hội v.v..

2. Bộ Luật Lao động sửa đổi được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung
mới

Ngày 18/6/2012, tại kỳ họp thứ 3,
Quốc hội khóa XIII, Bộ Luật Lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều đã được
Quốc hội thông qua với 465/466 đại biểu tán thành và sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/5/2013.

Bộ Luật lao động sửa đổi lần này
có nhiều điểm đổi mới quan trọng, bao gồm: Thời gian nghỉ thai sản của lao động
nữ trước và sau khi sinh con là 6 tháng, thay vì 4 tháng như hiện nay. Về độ
tuổi nghỉ hưu, Bộ luật cho phép Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với
các nhóm lao động cụ thể, trong đó có lao động làm công tác quản lý, làm cơ sở
quan trọng để điều chỉnh tuổi nghỉ hưu theo hướng bình đẳng giữa nam và nữ. Đây
cũng là lần đầu tiên, việc cho thuê lại lao động được điều chỉnh, đáp ứng yêu
cầu thực tế của quan hệ lao động này.

Để tiến tới xây dựng mối quan hệ
lao động hài hòa, ổn định, Bộ Luật Lao động sửa đổi lần này cũng đưa ra những
quy định mới về tiền lương cũng như tập trung đổi mới các vấn đề về quan hệ lao
động và là cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, đời sống
vật chất, văn hóa và tinh thần của người lao động từng bước được nâng lên.

3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp
lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số
điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đã được thông qua tại
phiên họp thứ 9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ngày 16/7/2012. Pháp lệnh
sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
được thông qua theo hướng: Bổ sung về chế độ ưu đãi; Bổ sung về điều kiện, tiêu
chuẩn xác nhận người có công; Bổ sung về quy định trách nhiệm của các bộ, ngành
trong việc thực hiện pháp lệnh.

Chế độ ưu đãi mới được bổ sung
như sau. Một là, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch
bắt tù, đày, trước kia được hưởng trợ cấp một lần, nay chuyển sang hưởng trợ
cấp hằng tháng. Hai là, bổ sung chế độ điều dưỡng mỗi năm một lần đối với cha
đẻ, mẹ đẻ có một con duy nhất là liệt sĩ; cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ
trở lên. Rút ngắn thời gian điều dưỡng luân phiên từ năm năm một lần xuống hai
năm một lần đối với các đối tượng còn lại. Ba là, về chế độ trợ cấp tuất hằng
tháng, quy định có ba mức trợ cấp tiền tuất khác nhau đối với thân nhân của một
liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ và thân nhân của ba liệt sĩ trở lên. Ðồng
thời, nếu các thân nhân này là người không nơi nương tựa có điều kiện cuộc sống
khó khăn thì được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

4. Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng ASEM về lao động việc làm lần
4 ASEM LEMC4

Trong các ngày từ 24-26/10/2012,
với sự chủ trì, đăng cai tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt
Nam, Hội nghị Bộ trưởng Á-Âu về lao động và việc làm thứ 4 với chủ đề "Việc làm
- An sinh xã hội: Chìa khóa để phát triển bền vững và toàn diện" đã diễn ra
thành công tốt đẹp tại Hà Nội.

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh
nền kinh tế toàn cầu nói chung, châu Á nói riêng và đặc biệt là ở các nước châu
Âu gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng. Điều này đòi hỏi các nước ASEM cần tiếp tục
tăng cường hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội,
góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững. Đây cũng là mong
muốn của nguyên thủ các nước ASEM tại Hội nghị cấp cao diễn ra hồi tháng
10/2010 tại Brussels
(Bỉ).

Với sự đồng thuận cao của các
thành viên tham dự, Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Hà Nội, trong đó khẳng định
và nhấn mạnh thêm các cam kết chính trị của các Bộ trưởng về sự cần thiết phải
thông qua, thực hiện các chính sách để thúc đẩy và tạo việc làm bền vững, đặc
biệt là cho thanh niên và các nhóm yếu thế khác trong quá trình phục hồi kinh
tế; thực hiện các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với ưu tiên, điều
kiện của từng nước; tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động và nâng cao
vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

5. Các hoạt động kỷ niệm 65 năm Ngày thương binh, liệt sỹ diễn ra long
trọng, ý nghĩa trên khắp cả nước

Ngày 27/7, tại Hà Nội đã diễn ra
lễ mít tinh trọng thể kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
(27/7/1947-27/7/2012). Tham dự buổi lễ mít tinh có lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các
Bộ, ngành, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, đại diện các gia đình anh hùng, liệt sĩ, thương
binh và nhiều tầng lớp nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Cũng vào dịp này, tại nhiều địa
phương trong cả nước đã đồng loạt diễn ra lễ thắp nến tri ân, cầu siêu cho anh
linh các Anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là hoạt
động có ý nghĩa to lớn, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến,
hy sinh, mất mát to lớn của những người có công trong sự nghiệp cách mạng của
dân tộc, qua đó giáo dục, động viên các thế hệ con em tiếp tục phát huy truyền
thống yêu nước, vươn lên trong cuộc sống, phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh.

Trong bối cảnh đất nước còn nhiều
khó khăn nhưng chính sách ưu đãi người có công vẫn không ngừng được hoàn thiện.
Cùng với đó, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa đã huy động được gần 2.600 tỷ đồng. Cả nước
đã có trên 400.000 căn nhà tình nghĩa được xây tặng các gia đình chính sách.
Hàng ngàn vườn cây, ao cá, giếng nước tình nghĩa và trên 700.000 sổ tiết kiệm
với hơn 500 tỷ đồng đã được trao tặng cho các gia đình chính sách. Đến nay đã
có 95% gia đình chính sách có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của
địa phương nơi cư trú.

6. Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo
của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình
mới

Ngày 5/11/2012, Bộ Chính trị ban
hành Chỉ thị số 20- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới.

Chỉ thị ra đời trong bối cảnh
những vấn đề về trẻ em ngày càng thu hút sự quan tâm của toàn xã hội đồng thời
Đảng và Nhà nước cũng thấy rõ việc đầu tư, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho
những thế hệ tương lai của đất nước trong tình hình mới cũng chính là việc đầu
tư cho tương lai phát triển của đất nước. Chính vì vậy, Chỉ thị yêu cầu các cấp
ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể quán triệt v�
thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
giáo dục và vận động; Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng
chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em; Xây dựng và tổ chức thực
hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em;
Tăng cường quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ làm công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp v.v..

7. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ
2011-2020

Chiến lược phát triển dạy nghề
thời kỳ 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số
630/2012/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012.

Với tư cách là chiến lược đầu
tiên trong lĩnh vực dạy nghề được phê duyệt, Chính phủ đề ra mục tiêu đến năm
2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng,
chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề
đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình
thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao
động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

Để đạt được các mục tiêu của mình
chiến lược đề ra 9 giải pháp thực hiện đồng bộ, toàn diện, trong đó có 3 giải
pháp, bao gồm: Đổi mới quản lý nhà nước về dạy nghề; Phát triển đội ngũ giảng
viên, cán bộ quản lý dạy nghề và Xây dựng khung trình độ nghề quốc gia được coi
là những giải pháp trọng tâm.

8. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai
đoạn 2012-2020

Ngày 5/8/2012, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 1019/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết
tật giai đoạn 2012 – 2020. Đề án không chỉ là một trong những văn bản tiếp tục
cụ thể hóa Luật người khuyết tật mà còn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nh�
nước thông qua các chương trình, dự án, hành động cụ thể nhằm trợ giúp người
khuyết tật vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng, đóng góp cho xã hội.

Với mục tiêu hỗ trợ người khuyết
tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để
người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế – xã
hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội, Đề án bao gồm các hoạt động như:
Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dụng cụ trợ
giúp cho người khuyết tật; Trợ giúp tiếp cận giáo dục; Dạy nghề, tạo việc làm;
Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng; Trợ giúp tiếp cận và tham
gia giao thông; Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông; Trợ giúp pháp lý; Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể
thao và du lịch; Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật
và giám sát đánh giá.

9. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững
2012- 2015

Ngày 8/10/2012, Thủ tướng Chính
phủ đã ký Quyết định số 1498/2012/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

Mục tiêu chung của Chương trình
là nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên
người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã
biên giới, an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo;
góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông
thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.

Chương trình  có 4
dự án thành phần bao gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các huyện nghèo,
các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Hỗ trợ đầu tư cơ sở
hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản
đặc biệt khó khăn; Nhân rộng mô hình giảm nghèo và Hỗ trợ nâng cao năng lực
giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình.

10. Gần 700 ngàn người tham gia Cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật
về bình đẳng giới

Cuộc thi được phát động ở quy mô
toàn quốc nhân dịp tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ
Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và 5 năm Luật Bình đẳng giới có hiệu lực thi hành. Diễn ra trong gần 3
tháng, từ ngày 10/7 đến ngày 30/9/3012, cuộc thi đã thu hút sự tham gia đông
đảo của các tầng lớp nhân dân và đạt kỷ lục về số bài dự thi với gần 700 ngàn
bài.

Không chỉ thu hút được nhiều bài
tham dự với chất lượng cao, ý tưởng sáng tạo từ các tổ chức, cá nhân mà thông
qua cuộc thi, nhiều đơn vị cũng đã có hình thức tham gia cuộc thi bằng các hình
thức sáng tạo như: xây dựng trang Web cổ vũ cho cuộc thi, thu thập 2012 chữ ký
ủng hộ bình đẳng giới v.v…tạo được nhiều hiệu ứng tích cực trong các tầng lớp
xã hội, khiến Ban tổ chức phải đề xuất bổ sung thêm 02 giải đặc biệt sáng tạo.

Lễ trao giải cuộc thi được tổ
chức trang trọng tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế với sự tham dự của nhiều đồng
chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng hơn 250 đại biểu, đại diện cho các đơn vị,
tổ chức có thành tích cao và các cá nhân đoạt giải.

Theo VOV



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét