Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Ngành Logistics Bình Dương: Sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh


Logistics là chuỗi hoạt
động thương mại, bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải
quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hóa. Trong thời gian qua, dịch vụ này ở Bình
Dương phát triển khá nhanh và góp phần làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Đến
năm 2014, lĩnh vực này sẽ mở cửa hoàn toàn nên Bình Dương sẽ có nhiều cơ hội
cũng như thách thức trong hội nhập và cạnh tranh.

   Dịch vụ năng động nhất
trong chuỗi logistics là vận chuyển hàng nhập khẩu từ cảng về công ty hoặc từ
công ty ra cảng để xuất khẩu

 Thực trạng phát triển

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kéo theo các dịch vụ
logistics ở Bình Dương tăng trưởng nhanh. Giai đoạn 2007- 2011, tăng mạnh nhất
là dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ với mức tăng bình quân 46%/năm. Riêng năm
2011, khối lượng vận chuyển hàng hóa đường bộ đạt 72,6 triệu tấn, chiếm 98,7% tổng
khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 41 doanh nghiệp
(DN), hợp tác xã vận tải, 45 đầu kéo container.

Các dịch vụ cảng đường sông và bến thủy nội địa cũng rất
phát triển, phục vụ tốt cho việc bốc dỡ hàng hóa, lưu kho và thông quan nội địa.
Hiện Bình Dương có 3 cảng đường sông, gồm: Cảng Bà Lụa, nằm trên sông Sài Gòn;
Cảng Bình Dương (phường Bình Thắng, TX.Dĩ An), nằm bên sông Đồng Nai; Cảng Thạnh
Phước (xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên) và 64 bến thủy nội địa. Tuyến đường sắt
Bắc – Nam, đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương, dài 8,6km, nằm trên địa bàn
TX.Dĩ An có 2 nhà ga, gồm: ga Sóng Thần và ga Dĩ An, hàng năm vận chuyển và xếp
dỡ hơn 1 triệu tấn hàng hóa.

Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
mso-line-height-alt:9.05pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Arial;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Arial;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-fareast-language:EN-US;}

Hiện Bình Dương có 2 dịch vụ ICD (cảng cạn) là ICD Sóng Thần
2 và ICD TBS – Tân Vạn. Đây là những dịch vụ ICD có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh,
cung cấp 4 dịch vụ logistics, bao gồm: xếp dỡ, bảo quản container, dịch vụ kho
bãi, vận chuyển bằng container và dịch vụ hải quan. Toàn tỉnh cũng có 10 kho
hàng hóa lớn ở các KCN và nhiều kho nhỏ lẻ bảo đảm các dịch vụ thu gom, chuyển
hàng hóa đến kho hàng, sau đó chuyển phát hàng theo yêu cầu. Về dịch vụ hải
quan, Bình Dương có 2 dịch vụ là kho ngoại quan và đại lý hải quan. Ngoài ra,
trên địa bàn còn có 17 kho ngoại quan tại các KCN và 17 DN làm đại lý thủ tục hải
quan.

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 168 DN đang kinh
doanh loại hình dịch vụ logistics. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ vận
tải, cho thuê kho bãi, bốc dỡ hàng hóa, đại lý hải quan… Chủ yếu là DN vừa v�
nhỏ, chưa có đủ năng lực về vật chất, quản lý và điều hành toàn bộ chuỗi
logistics. Bên cạnh các khó khăn chung, ngành logistics còn thêm khó khăn do
hành lang pháp lý dày đặc, như: Luật Thương mại 2005, Nghị định 140/NĐCP, các bộ
luật liên quan như Luật Đường sắt, Đường bộ, Đường thủy nội địa.

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động logistics còn gặp nhiều
khó khăn. Do các quy định pháp luật chưa rõ ràng và cũng chưa quy định cụ thể
cơ quan chủ quản tập trung quản lý, nên hiện nay các DN logistics còn chịu sự
quản lý chồng chéo của các cơ quan quản lý khác nhau. Ví dụ Sở Công Thương quản
lý các dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ, kho hàng hóa thương mại; Sở Giao
thông – Vận tải thì quản lý các hoạt động vận tải, bến cảng; Sở Kế hoạch và Đầu
tư và Ban Quản lý các KCN cấp giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu
tư; Hải quan quản lý kho ngoại quan và đại lý hải quan… nhưng giữa các sở,
ngành này lại chưa có quy chế phối hợp với nhau, nên việc quản lý nhà nước đối
với các DN kinh doanh dịch vụ logistics chưa hiệu quả.

Giải pháp đón đầu, cạnh tranh

Trong thời gian qua, do chưa mở cửa hoàn toàn nên DN FDI chỉ
được thành lập công ty liên doanh nên mức độ cạnh trạnh chưa cao, nhưng theo
cam kết gia nhập WTO, đến năm 2014 lĩnh vực kinh doanh logistics sẽ mở cửa hoàn
toàn. Theo đó, các DN FDI đầu tư vào lĩnh vực này sẽ được thành lập với 100% vốn
đầu tư nước ngoài. Như vậy, ngành logictisc Việt Nam chỉ còn thời gian 1 năm để
đầu tư chiếm ưu thế. Để "chạy nước rút", UBND tỉnh đã đề ra mục tiêu thúc đẩy
các loại hình dịch vụ logistics trên địa bàn phát triển, trong đó đẩy mạnh đầu
tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ logistics theo hướng hiện đại; bảo đảm đáp
ứng nhu cầu phát triển SXKD của các DN trong và ngoài nước theo lộ trình gia nhập
WTO. Mục tiêu tiếp theo của tỉnh là đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ logistics,
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong
ngành. UBND tỉnh cũng đã đề ra một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành
này. Theo đó, về quản lý nhà nước, tỉnh khuyến khích và hỗ trợ các DN thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án đầu tư dịch vụ logistics tại các
khu cụm CN, cảng sông, các dự án đầu tư dịch vụ logistics "trọn gói" như kinh
doanh kho bãi, vận chuyển hàng hóa, đại lý hải quan, kho ngoại quan, dịch vụ tư
vấn, đóng gói bao bì… đạt chất lượng và hiệu quả. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ đầu
tư về cơ sở hạ tầng đường bộ và khai thông nạo vét đường thủy. UBND các huyện,
thị, thành phố, các ngành chức năng hỗ trợ các DN trong ngành logistics nhiều
hơn.

  Giao nhận hàng hóa tại
Cảng Bình Dương 

Ông Trần Thanh Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ
đạo, về chính sách, UBND tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ đầu tư khi
đầu tư vào lĩnh vực cảng sông, như: Hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng, các thủ
tục hành chính, giấy phép đầu tư, xây dựng, miễn hoặc giảm các loại thuế từ 1 đến
3 năm khi mới đi vào hoạt động, mở cửa thị trường đối với loại hình dịch vụ
logistics trọn gói kể từ năm 2014. Còn về phía DN hoàn thiện các hệ thống kho
bãi, cảng đường sông, trang bị thiết bị bốc dỡ, vận chuyển container hiện đại,
đầu tư phát triển các dịch vụ vận chuyển đường bộ và đường thủy theo quy hoạch;
cung cấp các dịch vụ trọn gói chất lượng cao, quy mô lớn, nhằm tăng tính cạnh
tranh và đáp ứng cho nhu cầu thị trường ngày càng hiệu quả, chuẩn bị tinh thần
sẵn sàng cho cuộc hội nhập hoàn toàn vào năm 2014, thực hiện lộ trình cam kết với
WTO.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nên tiến độ đầu
tư trong ngành logistics Bình Dương đang chậm lại. Để tự "cứu" mình, các DN
logistics ở Bình Dương cần nhanh chóng "chạy đua" với thời gian, chuẩn bị sẵn
sàng cho cuộc hội nhập và cạnh tranh.

BẢO ANH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét