Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Người mua ve chai


Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;}

Lúc nào đó ta cảm thấy bực mình vì phải trả lời người
mua ve chai gặng mua các đồ phế thải của nhà mình. Xin đừng, vì chính họ và nhờ
họ, nhà ta mới sạch những thứ rác rưởi vây quanh làm bề bộn không gian sinh hoạt
hàng ngày.

Họ là ai và từ đâu đến? Xin thưa, chủ yếu họ đến từ
các vùng nông thôn xa xôi, do nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng có chung một điểm
là rất nghèo, không công ăn việc làm, không có thu nhập ổn định đủ để trang trải
những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống. Kiếm một chỗ trọ tạm bợ, hàng ngày guồng
chân trên chiếc xe đạp cũ len lỏi khắp các ngõ phố, đến từng nhà để tìm mua các
loại báo cũ đến miếng nhôm, giấy bìa, bao nylon, bao xi măng, thanh sắt và tất
tần tật các đồ gia dụng, điện máy đã hư, về bán cho các chủ vựa. Ngày gặp may,
được từ 100.000 đến 200.000 đổng. Có ngày chỉ được vài chục ngàn, đủ mua một kg
gạo với vài con cá khô. Những khoản tiền họ dành dụm hàng ngày lại để chi cho
những mục tiêu mà chính những người giàu cũng ít quan tâm tới.

Tôi làm quen và hỏi thăm một chị mua ve chai đến từ một
tỉnh phía Bắc. Chị nói, em có hai con đang học đại học ở Thủ Dầu Một. Làm mấy
sào ruộng với nuôi gà vịt ở quê thường mất mùa, dịch bệnh không thể có tiền cho
các cháu học. Vay mượn ngân hàng chính sách thì cũng phải trả, biết đâu khi gặp
khó khăn bất trắc cuộc đời, không trả được lại mắc tội với Nhà nước. Thế là hai
vợ chồng rời quê vào đây. Chồng làm phụ hồ. Còn em với công việc này, thu nhập
chung, ngày nhiều, ngày ít cũng đủ trang trải các khoản cho các cháu ăn học. Em
muốn sự kiếm sống nhọc nhằn của bố mẹ sẽ rèn ý chí học, vươn lên cho các cháu để
làm một cán bộ tốt sau này.

Một người mua ve chai khác, tuổi gần 50, không ngại
nói ra điều oái oăm, con gái lấy chồng, bị bố chồng đánh đến nỗi bị chấn thương
sọ não, phải sống thực vật, chi tiêu thuốc thang tốn kém nên phải lăn lóc kiếm
tiền lo cho con. Trách nhiệm và tấm lòng người cha thật đáng khâm phục.

Họ trở thành người đô thị như thế đó. Hơn hẳn những cư
dân chính gốc đô thị, họ biết từng ngôi nhà, góc phố, con hẻm và như những trắc
nghiệm qua các loại ve chai mua được hàng ngày, họ biết trình độ cuộc sống của
từng gia đình. Bởi thế ngay từ câu đầu của bài viết nhỏ này tôi đã mong quý vị
đừng nóng và thay vào đó là sự cảm thông, cổ vũ những người làm một nghề giúp
đô thị ta đang sống sạch đẹp hơn.

PHÚC LÊ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét