Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Nhìn lại một số vụ xét xử tranh chấp sa thải


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Trong số các
vụ án lao động (LĐ) mà Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã xem xét lại theo thủ
tục giám đốc thẩm (GĐT), có những vụ khá phức tạp xét cả về chứng cứ và luật áp
dụng, cũng có vụ án tình tiết đơn giản, chứng cứ đầy đủ nhưng TA cấp sơ thẩm
(ST), phúc thẩm (PT) vẫn áp dụng pháp luật không đúng là do nghiên cứu hồ sơ v�
các quy định của pháp luật không đầy đủ, không toàn diện, nhận thức pháp luật
không đúng dẫn đến sai sót.

Thẩm phán
Trần Thị Thu Hiền, Phó Chánh tòa, Tòa Lao động TANDTC nêu một số trường hợp cụ
thể cần rút kinh nghiệm.

Một

Nguyên đơn
là bà Trần Thị Ánh Tuyết với bị đơn là Công ty TNHH MTV Kỹ nghệ Sói (CTy KNS).
Nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Bà Tuyết làm việc tại CTy KNS từ ngày
27-8-2008; công việc Trưởng phòng nhân sự, hưởng lương 10.000.000 đồng/tháng;
thời gian thử việc 2 tháng, tính từ ngày 27-8-2008 đến 27-10-2008. Sau khi hết
thời gian thử việc, bà Tuyết vẫn tiếp tục làm việc; đến ngày 18- 11-2008, CTy
KNS ra quyết định cho bà Tuyết thôi việc, không có lý do. Bà Tuyết khởi kiện về
việc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái pháp luật.

Tại Bản án
ST số 08/2009/ QĐST-LĐ, TAND huyện TA, tỉnh BD đã xử: Chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà Tuyết; buộc CTy KNS nhận bà Tuyết trở lại làm việc và bồi thường
cho bà Tuyết theo quy định tại Điều 41 Bộ luật LĐ. CTy KNS kháng cáo. Tại Bản
án PT số 12/2009/LĐ-PT, TAND tỉnh BD đã quyết định sửa bản án ST, không chấp
nhận yêu cầu khởi kiện của bà Tuyết. Bà Tuyết có đơn đề nghị GĐT.

Hội đồng GĐT
của Tòa LĐ TANDTC ghi nhận theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thì sau khi
hết thời gian thử việc, CTy đề nghị bà ký HĐLĐ, nhưng bà không chấp nhận vì bản
HĐLĐ ghi mức lương thấp hơn so với mức lương thực tế bà đang được hưởng. Đại
diện của CTy KNS trình bày: ngày 30-10- 2008 CTy và bà Tuyết đã tiến hành
thương lượng để ký kết HĐLĐ; bà Tuyết yêu cầu CTy phải ghi mức tiền lương đóng
bảo hiểm xã hội (BHXH) là 100% tiền lương. CTy chỉ chấp nhận đóng BHXH theo mức
tiền lương 4.500.000 đồng. Còn lại 5.500.000 đồng là tiền trợ cấp hiệu quả.

Phiên GĐT,
nhận xét: Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 44/2003/ NĐ-CP quy định: "Hết thời gian
thử việc, người sử dụng LĐ thông báo kết quả làm thử cho người LĐ. Nếu đạt yêu
cầu hai bên phải tiến hành ký kết HĐLĐ hoặc người LĐ không được thông báo m�
vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức". Như
vậy, căn cứ Điều 7 Nghị định số 44/2003/ NĐ-CP thì hết thời gian thử việc, b�
Tuyết vẫn tiếp tục làm việc nên bà Tuyết đương nhiên được làm việc chính thức.
Khoản 2 Điều 94 của Luật BHXH quy định: "Đối với người LĐ đóng BHXH theo chế độ
tiền lương do người sử dụng LĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng làm
căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ". Khi tiếp nhận b�
Tuyết vào làm việc, hai bên thỏa thuận mức tiền lương và được ghi trong HĐLĐ l�
10.000.000 đồng/ tháng. Sau khi hết thời gian thử việc, CTy yêu cầu bà Tuyết ký
HĐLĐ với mức tiền công đóng BHXH thấp hơn mức tiền lương ghi trong HĐLĐ l�
không đúng. Như vậy, việc bà Tuyết từ chối ký HĐLĐ là có lý do chính đáng; việc
CTy cho bà Tuyết thôi việc là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Tại Quyết
định GĐT số 04/2011/LĐ-GĐT, Hội đồng GĐT của Tòa LĐ TANDTC đã quyết định chấp
nhận kháng nghị của Chánh án TANDTC; hủy bản án LĐ PT và bản án

LĐ ST

; giao hồ sơ
vụ án cho TA cấp ST giải quyết lại.

Hai

Ông Phạm Thế
Hùng làm việc tại CTy BP theo HĐLĐ không xác định thời hạn; làm việc tại giàn
khai thác Lan Tây (GLT) hưởng mức lương cơ bản là 9.812.000 đồng. Từ khi bắt
đầu làm việc tại CTy, ông Hùng đã 11 lần được tặng thưởng vì sáng kiến vượt
trội. Cuối năm 2007, ông Hùng có khiếu nại với CTy về điều kiện vật chất, tinh
thần và sự an toàn của nhân viên trên GLT. CTy đã không xem xét và giải quyết
dứt điểm việc khiếu nại của ông Hùng, mà cho ông Hùng nghỉ việc từ ngày 21-12-
2007 đến 20-1-2008, đánh giá ông Hùng không đạt yêu cầu trong năm 2007; sau đó
ra thông báo cho ông Hùng được hưởng mức tăng lương mới năm 2008 là 4,9% (thấp
hơn nhiều so với các nhân viên khác cùng làm việc). Ông Hùng cho rằng CTy đã
đối xử không công bằng đối với ông và có thông báo với CTy về việc ông tuyệt
thực 7 ngày để phản đối (từ 18-3-2008 đến 24-3- 2008). Ngày 23-3-2008 CTy thuê
máy bay ra GLT chở ông Hùng về đất liền. Ngày 23-7-2008 CTy tổ chức cuộc họp xử
lý kỷ luật và kết luận ông Hùng phạm lỗi "vi phạm nghiêm trọng các quy định về
an toàn của CTy BP dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng" và ra quyết định kỷ luật sa
thải đối với ông Hùng kể từ ngày 23-7-2008.

Về căn cứ áp
dụng hình thức sa thải đối với ông Hùng: Nội quy lao động của CTy BP và Điều 85
của Bộ luật LĐ không quy định hành vi tuyệt thực của người LĐ là hành vi vi
phạm kỷ luật LĐ và là căn cứ để áp dụng hình thức xử lý sa thải. Nội quy LĐ của
CTy BP chỉ quy định người LĐ có hành vi "Không tuân thủ các quy định an toàn
của BP gây nguy hiểm mức độ nặng đến sức khỏe hoặc sự an toàn cho người khác
("mức độ nặng" được định nghĩa là những thương tổn phải nghỉ việc và cần sự
chăm sóc của y tế) thì mới bị coi là vi phạm quy định về an toàn của CTy. Trong
khi đó, mặc dù tuyệt thực, nhưng ông Hùng vẫn làm việc bình thường, chưa gây ra
ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của người khác. Việc BP trả khoản chi phí
10.000 USD tiền thuê máy bay đưa ông Hùng về đất liền là việc CTy tự nguyện làm
và thể hiện tính nhân đạo của CTy.

Về trình tự
thủ tục sa thải: Hồ sơ vụ án không có tài liệu nào cho thấy CTy có trao đổi,
nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở về việc sa thải ông Hùng. Ngày
23-7-2008, CTy ra ngay quyết định sa thải đối với ông Hùng; như vậy là trái với
quy định tại khoản 5 Điều 11 của Nghị định số 33/2003/NĐ-CP.

Chánh án
TANDTC đã ra Quyết định kháng nghị số 05/2011/ QĐKN-LĐ, đề nghị Tòa LĐ TANDTC
xét xử vụ án theo thủ tục GĐT theo hướng hủy bản án PT và bản án ST; giao hồ sơ
vụ án cho TAND quận H, TP.HCM để xét xử ST lại.

 

 NGUYỆT MINH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét