Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Phát triển công nghiệp và dịch vụ: Vẫn còn nhiều thách thức


Tiếp tục đối mặt với khó khăn

 Năm 2012 là một năm
khó khăn đối với nhiều DN do tổng cầu giảm xuống mức thấp nhất từ trước đến
nay. Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, biểu hiện của
khó khăn nói trên thể hiện ở chỗ thu nhập và tiêu dùng dân cư giảm, doanh số
bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ sau khi trừ yếu tố giá chỉ tăng 6,2%. Đây là mức thấp
nhất kể từ năm 2000 đến nay. Tổng đầu tư toàn xã hội chỉ ở mức 29,5% GDP cũng
là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Đối với lĩnh vực xuất khẩu cả nước tăng
18,3%, nhưng chủ yếu là ở khu vực FDI, còn DN trong nước chỉ tăng 1,3%… Số DN
giải thể, tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh tăng, tỷ lệ lao động mất
việc làm cao, số lao động làm việc ở các DN mới thành lập thấp hơn nhiều so với
số lao động mất việc.

   Ngay trong giai đoạn
khó khăn, Tập đoàn Hoa Sen vẫn phát triển mạnh do có chiến lược kinh doanh dài
hạn

Dự báo năm 2013, các chuyên gia cho rằng vẫn có nhiều tín hiệu
tích cực như kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu cải thiện và Chính phủ quyết tâm củng
cố xu thế này trong năm nay; tỷ giá cơ bản ổn định, biên độ dao động không lớn;
lạm phát giảm tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay trong năm 2013; tăng trưởng
kinh tế thế giới được dự báo cao hơn năm 2012… Tuy nhiên, những khó khăn v�
thách thức vẫn còn nhiều, như nợ xấu chưa thể giải quyết nhanh trong năm 2013
nên sẽ là yếu tố gây cản trở tăng trưởng tín dụng và giảm lãi suất cho vay; các
nhóm hàng lương thực, thực phẩm có thể tăng trong năm 2013 gây khó khăn cho việc
kiềm chế lạm phát và tác động không tốt đến lãi suất, tỷ giá. Bên cạnh đó,
không gian chính sách tài khóa bị thu hẹp, ít nguồn lực để tạo cầu; kinh tế thế
giới vẫn còn nhiều rủi ro, tính bất định còn cao nên vẫn có thể có những cú sốc
từ bên ngoài tác động xấu đến nền kinh tế trong nước…

Cần tạo cầu, giải phóng hàng tồn kho

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, ông Trương Đình Tuyển cho rằng
Chính phủ cần mở rộng tài khóa đầu năm, bởi việc xử lý nợ xấu chưa thể có kết
quả ngay, tín dụng chưa tăng ngay được. Nếu tài khóa được mở rộng thì có tác động
tạo cầu, giải phóng hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Đây là giải
pháp quan trọng giúp DN tiếp tục kinh doanh, tạo ra tiền để trả nợ cũ; đồng thời
khoanh nợ cho những DN kinh doanh và sản xuất nông sản, xuất khẩu, DN chế tác
có khó khăn để họ tiếp tục được vay vốn. Đối với những DN yếu kém thì phải để
thị trường đào thải. Cùng với đó, mở rộng bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ,
điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu, kết hợp chặt chẽ chính
sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kiểm soát cung tiền từ ngân sách và tín
dụng, bảo đảm ổn định vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Điều chỉnh linh hoạt tỷ giá
theo hướng có lợi cho DN xuất khẩu sau đó giữ ổn định, thận trọng trong điều
hành giá, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện cơ chế thu hút đầu
tư, phát triển công nghiệp hỗ trợ có chính sách ưu đãi và công nghệ thông tin…

Với các DN, ông Tuyển khuyên cần sử dụng hiệu quả các chính
sách hỗ trợ từ Chính phủ nhưng không được ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó
khăn (trong ngắn hạn); rà soát lại các phương án kinh doanh, tập trung vào sản
phẩm có thế mạnh, tiết giảm chi phí, hạ giá bán để giải phóng hàng tồn, kiểm
soát dòng tiền khi đầu tư và mở rộng kinh doanh; mở rộng thị trường trong v�
ngoài nước, coi trọng thị trường nông thôn, phát triển mạng lưới phân phối. "Về
trung hạn, DN phải thay đổi tư duy trong lập kế hoạch phát triển. Điểm xuất
phát của kế hoạch không phải là tăng doanh thu, lợi nhuận mà là kế hoạch nâng
cao sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, nghiêm túc thực hiện tái cấu trúc DN
để nâng cao sức bền, năng lực cạnh tranh", ông Trương Đình Tuyển nói.

Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
mso-line-height-alt:9.05pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Arial;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Arial;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-fareast-language:EN-US;}

 Ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Kinh tế Quốc hội: "Bình Dương cần tận dụng lợi thế gần TP.HCM…"

Bình Dương muốn phát triển
mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, trước hết phải tận dụng lợi thế cận kề
TP.HCM. Nếu Bình Dương cạnh tranh với TP.HCM trong lĩnh vực dịch vụ – tài chính
thì chắc chắn không đạt hiệu quả cao. Do vậy, Bình Dương phải chọn cho riêng
mình một vùng để phát triển song hành cùng TP.HCM, tức phải đẩy mạnh phát triển
công nghiệp – dịch vụ, như cung ứng lương thực, thực phẩm chất lượng cao cho
TP.HCM chẳng hạn. Chúng ta đã xác định công nghiệp hóa không chỉ dựa vào các DN
FDI mà phải công nghiệp hóa ngay cả với người nông dân đang sử dụng đất, đưa họ
vào trong quá trình công nghiệp hóa, trở thành một bộ phận của sản xuất công
nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh phát triển công nghiệp, Bình Dương phải giúp người
nông dân giữ được đất, giữ được diện tích nông nghiệp để họ cung ứng những sản
phẩm tiêu dùng của Bình Dương cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền
tệ quốc gia: "DN trong nước cần chú trọng bảo vệ thương hiệu…"

Những DN không có khó khăn
lớn thì nên bắt đầu tìm hiểu thị trường tiềm năng, mở rộng quy mô sản xuất, chú
trọng phát triển những sản phẩm công nghệ cao để có thể sống còn trong dài hạn.
Đàm phán xử lý nợ xấu với ngân hàng, chủ nợ và có chiến lược tài chính chủ động
là việc DN cần làm. Các DN Việt Nam xưa nay không chú trọng bảo vệ thương hiệu
cũng như ít dùng tiền cho việc quảng bá, marketing. Nhiều DN nước ngoài dù lãi
nhưng vẫn báo lỗ để được miễn đóng thuế, lấy tiền thuế đó dùng vào việc quảng
cáo, nâng cao thương hiệu sản phẩm để tiêu diệt đối thủ, khiến DN Việt Nam
trong các lĩnh vực thực phẩm công nghiệp, hóa mỹ phẩm chết dần.

Ông Phạm Lê Tấn Phong, Giám đốc truyền thông Công ty Tân Hiệp Phát: "Quan
ngại cạnh tranh không lành mạnh…"

Một trong những quan ngại
lớn nhất của những DN chân chính hiện nay là phải đối phó với sự cạnh tranh
không lành mạnh. Thứ nhất là việc các DN có vốn FDI hàng chục năm trốn thuế v�
dùng số tiền đó đầu tư vào những chuyện khác, ép DN trong nước tạo ra một sự cạnh
tranh không công bằng. Hai là hàng hóa nước ngoài không rõ nguồn gốc đổ vào Việt
Nam lớn, đặc biệt là hàng Trung Quốc, tạo nên sự mất niềm tin của người tiêu
dùng, ảnh hưởng không nhỏ tới nhà sản xuất chân chính. Ba là mặc dù Chính phủ
đã có gói tiền tệ để giải cứu DN, nhưng hầu hết DN đều khó tiếp cận nguồn vốn
này…

Ông Ngô Trung Hưng, Giám đốc Marketing Công ty TNHH Sản xuất TM-DV Đại
Việt Hương: "Cần nghiên cứu sâu về lãi gộp…"

Hiện tại, công nghiệp sản
xuất phát triển nhưng ngành công nghiệp dịch vụ vẫn giậm chân tại chỗ. Đây l�
vướng mắc lớn nhất khi gia nhập kinh tế toàn cầu. Cấu tạo giá của sản phẩm l�
chi phí sản xuất và lãi gộp. Trong mặt bằng sản xuất thông thường lãi gộp chiếm
hơn 60% tổng giá bán tùy theo từng quốc gia nhưng ở Việt Nam chỉ chiếm 40%. Đó
là nghịch lý so với các quốc gia khác. Chừng nào chưa nghiên cứu sâu về lãi gộp
thì chừng đó chúng ta chưa hiểu về công nghiệp dịch vụ.

KỲ TÂN (ghi)

 TRUNG ĐỒNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét