Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Sưu tầm cổ vật: Từ thú chơi tao nhã tới thị trường ngầm nhiều rủi ro!


 Kỳ 1: Sưu tập gốm cổ
vì niềm tự hào dân xứ gốm

 Đó là câu nói của nhiều
dân chơi đồ cổ ở Bình Dương mà chúng tôi đã có dịp tiếp xúc. Được nhiều người
giới thiệu, chúng tôi đã tìm gặp nghệ nhân Nguyễn Văn Năm (phường An Thạnh,
TX.Thuận An) được nhiều người biết đến với danh hiệu "Kỷ lục gia Việt Nam" nhờ
đoạt nhiều huy chương nhất trong lĩnh vực sinh vật cảnh (Trung tâm Sách kỷ lục
Việt Nam xác lập năm 2010 với 223 huy chương, bằng khen, giấy khen trong v�
ngoài nước). Hiện nay, ông Năm còn được giới sưu tầm đồ cổ biết đến qua bộ sưu
tập hơn 600 món đồ cổ mà ông đang sở hữu, gồm các loại gốm, đồng, gỗ trong v�
ngoài nước mà theo ông có niên đại từ 100 đến 500 năm tuổi, trị giá hàng tỷ đồng,
trong đó phần lớn là gốm cổ Lái Thiêu, gốm Biên Hòa, gốm Cây Mai…

 

 Sưu tầm gốm cổ không
chỉ thỏa mãn đam mê mà còn vì niềm tự hào là dân xứ gốm 

Nói về "cái duyên" đến với đồ cổ, ông Năm cho biết: "Tôi chỉ
mới bước chân vào lĩnh vực sưu tầm đồ cổ từ 3 năm nay. Trong một dịp tình cờ,
khi lập kỷ lục Guiness về cây cảnh tôi được tổ chức Unesco Việt Nam mời làm hội
viên, từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu và sưu tầm đồ cổ, nhưng càng vào cuộc chơi tôi
càng thấy thích thú, đam mê thú chơi tao nhã này". Để theo đuổi đam mê này, ông
Năm đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để tìm tòi, học hỏi và nhất l�
phải tranh thủ sự ủng hộ của gia đình, vì lúc đầu ông bị người nhà cằn nhằn cho
rằng mua đồ bỏ, đồ bể về nhà làm gì! Đó cũng là một đặc điểm của đồ cổ, những
món đồ mà người thường xem như là phế liệu thì đối với giới chơi đồ cổ nó rất
có giá trị, thậm chí là vô giá. Ông Năm cho chúng tôi xem nhiều món đồ "độc"
trong bộ sưu tập của mình, trong đó cặp Đôn con voi thuộc dòng gốm Lái Thiêu l�
món hàng "độc" nhất vì là hàng đặt nên không có cái thứ hai. Ngoài cặp Đôn con
voi, ông Năm còn sở hữu những "bảo bối" như cặp Thống
gốm Lái Thiêu 200 năm tuổi; các bộ đồ sứ thuộc thời kỳ văn hóa Óc Eo, thời Lê,
Lý, Trần; bình trà, chén, đĩa của triều Nguyễn; đặc biệt là cái Chóe hoa văn rồng
năm móng thời Khang Hy được một dân chơi đồ cổ ở Sài Gòn chia lại.

Normal
0

false
false
false

VI
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
text-align:justify;
mso-line-height-alt:9.05pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
mso-bidi-font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;
mso-ascii-font-family:Arial;
mso-ascii-theme-font:minor-latin;
mso-hansi-font-family:Arial;
mso-hansi-theme-font:minor-latin;
mso-bidi-font-family:”Times New Roman”;
mso-bidi-theme-font:minor-bidi;
mso-fareast-language:EN-US;}

Ông Năm cho biết lúc đầu ông không nghĩ mình sưu tập nhiều
như thế, chỉ nghĩ là mình mang danh dân xứ gốm nên sưu tập gốm cổ, nhất là gốm
Lái Thiêu để lưu giữ những giá trị văn hóa, niềm tự hào của địa phương mình,
nhưng càng về sau, đi đây đi đó nhiều nên ông đã có dịp nhìn thấy và nhất là có
duyên với nhiều món cổ vật nên ông đã sưu tầm đủ thứ món lạ. Hiện tại, bộ sưu tập
của ông khá phong phú với nhiều loại trong và ngoài nước, nhưng ông chia sẻ rằng
ý định của ông vẫn là hoàn thành một bộ sưu tập riêng về gốm Lái Thiêu trong
vòng 1, 2 năm tới. Ông Năm cho biết thêm, xu hướng của nhiều dân chơi hiện nay
là trồng cây kiểng đẹp trong chậu cổ để làm tăng giá trị của cây, nhưng ông
không làm như thế mà nâng niu từng chậu cổ vì sợ chúng bị hư hỏng do mưa nắng.

Anh Sang (thị trấn Lái Thiêu) cũng là người mới chơi đồ cổ từ
3 năm nay. Bộ sưu tập của anh khá khiêm tốn nhưng trong đó anh đang sở hữu một
chiếc Thống gốm Cây Mai được dân chơi đồ cổ đánh giá là quý hiếm ngoài 100 năm
tuổi. Trong một lần đi miền Tây, anh thấy người ta chở cây kiểng đi bán dạo,
cây kiểng được trồng trong chiếc Thống mà theo kinh nghiệm của anh thì đó l�
chiếc Thống cổ nên anh đã mua lại. Đó cũng là niềm vui khó tả của dân chơi đồ cổ
khi tình cờ bắt gặp một món đồ có giá trị. Anh Sang tâm sự: "Mình làm cũng đủ
ăn thôi nhưng nếu có dư dả chút đỉnh là bỏ ra mua gốm cổ với suy nghĩ người ta ở
xa mà còn sưu tầm còn mình sinh ra, lớn lên ở xứ gốm mà không sưu tầm gốm cổ
thì dở lắm! Mấy bữa đi làm về mệt mình đem mấy cái chậu cổ ra ngắm và cảm thấy
vui, quên đi cái mệt lúc nào không hay!".

Anh Nguyễn Hữu Phúc (thị trấn Lái Thiêu), người có thâm niên
trong nghề mua bán đồ cổ từ năm 1979 đến nay chia sẻ kinh nghiệm nhận biết gồm
cổ: "Ngày xưa cốt đất được nhồi bằng tay, men màu được làm từ những chất liệu
trong tự nhiên nên họ tạo ra những sản phẩm độc đáo, riêng biệt. Đặc biệt là gốm
được nung bằng lò củi nên thỉnh thoảng có hiện tượng "hỏa biến" tạo thành một sản
phẩm kỳ lạ, có một không hai. Điều đó cho thấy ông bà ta ngày xưa không sử dụng
máy móc hiện đại nhưng đã làm ra những sản phẩm có chất lượng, hoa văn, men màu
mà ngày nay không thể làm được".

Săn tìm đồ cổ để mua bán là một trong những nghề mưu sinh,
nhưng chính nhờ những người đi săn tìm đồ cổ như anh Phúc mà nhiều món đồ cổ được
lưu giữ, bảo quản cho đến ngày nay, vì trong dân gian nhiều người không biết
giá trị của những món đồ này nên chúng thường bị bỏ lăn lóc, dễ hư hỏng. Anh
Phúc tâm sự: "Ngày xưa vì nghèo khổ nên có món nào quý cũng không giữ được đến
3 – 4 ngày. Bây giờ kinh tế ổn định rồi nên có món nào quý, thích thì mình giữ
lại chơi chứ không bán". Anh cũng trăn trở: "Bình Dương là cái nôi của nhiều
làng nghề truyền thống đậm nét văn hóa của cư dân nơi đây như chạm trổ, sơn
mài, gốm sứ, vẽ tranh trên kiếng… nhưng ngày nay nhiều nghề đang dần mất đi, đó
là một điều rất đáng tiếc".

 Bài 2: Thị trường ngầm
ẩn chứa nhiều rủi ro!

ĐỨC LÊ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét