Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Thành công với… cá sấu


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Từ lâu, gia đình anh
Nguyễn Văn Tào (ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng) đã gắn bó với nghề
nuôi trâu, nhưng lợi nhuận không như ý nên anh quyết định chuyển sang nuôi cá
sấu. Khởi nghiệp chỉ với 70 con cá sấu, sau một thời gian ngắn, hiệu quả đem
lại khá cao mà không tốn nhiều thời gian chăm sóc. 

 Trại cá sấu của anh
Tào mang về lợi nhuận cao cho gia đình

 Từ giã nghề nuôi trâu

Hai vợ chồng anh từ lâu đã gắn bó với nghề nuôi trâu mà ông
bà để lại, nhưng do lợi nhuận đem lại không cao, đời sống gia đình không được
cải thiện nhiều. Mặt khác cũng vì anh chị không có nhiều thời gian để chăm sóc
cho đàn trâu nên nhiều lần tính chuyển hướng sản xuất nhưng chưa quyết định.
Khó khăn nhưng đó là thu nhập chính của gia đình, đồng thời cũng là nghề đã gắn
bó lâu đời nên anh chị không nỡ bỏ.

Cứ như vậy, đàn trâu tiếp tục gắn bó với gia đình anh chị.
Sau này do diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp, những đồng cỏ bỏ trống lúc
trước cũng được người dân chuyển qua trồng điều hoặc cao su. Việc nuôi trâu của
anh chị ngày càng khó khăn hơn nên bắt buộc phải chuyển hướng làm ăn cho phù
hợp. Anh chia sẻ: "Lúc đầu hai vợ chồng tính bỏ mô hình nuôi trâu để đầu tư vốn
vào nuôi heo, nhưng một số người lại can ngăn bởi dịch bệnh mà heo mắc phải lúc
bấy giờ. Hai vợ chồng nghe mà thấy nhụt chí. Sau này thấy mô hình nuôi cá sấu khá
mới chưa mấy ai nuôi, lại cho lợi nhuận khá cao nên hai vợ chồng quyết đầu tư".

Mua 70 con cá sấu về nuôi thử nhưng lại gặp không ít khó
khăn, đặc biệt là phòng bệnh cho cá. Chị Tình, vợ anh Tào chia sẻ: "Thời gian
đầu nuôi thấy cũng ổn, nhưng một thời gian sau không hiểu vì sao cá sấu cứ chết
dần. Cả hai vợ chồng đều không có kinh nghiệm nên cũng không tìm ra được nguyên
nhân. Gia đình đang khó khăn nên không có điều kiện mời cán bộ kỹ thuật về chăm
sóc cũng như tư vấn, hai vợ chồng thay nhau tham khảo qua sách báo. Cuối cùng
cũng tìm ra nguyên nhân nhưng đàn cá sấu còn lại chẳng được bao nhiêu".

Thành công với cá sấu

Mùa thu hoạch đầu tiên gia đình anh chị hoàn lại được số vốn
bỏ ra và quyết định mua lại cá sấu giống để mở rộng quy mô. Để việc sản xuất
bảo đảm có hiệu quả, anh chị đi tham khảo một số mô hình nuôi cá sấu, đồng thời
cũng tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sấu do các đơn vị chuyên
môn tổ chức. Tính đến thời điểm này, anh chị có khoảng hơn 700 con cá sấu lớn
nhỏ. Nói về việc chăm sóc, anh Tào cho biết: Chăm sóc cá sấu cũng khá đơn giản,
môi trường sống cần đầy đủ ánh sáng để cá không bị sình bụng, thức ăn bảo đảm
an toàn là được. Tính trung bình một ngày đàn cá sấu của anh chị tiêu thụ hết
khoảng 100kg thức ăn, chủ yếu là cá rô phi, cá cơm, phổi heo, thịt gà công
nghiệp, bên cạnh đó cần bổ sung canxi cho cá sấu bằng cách trộn canxi vào thức
ăn.

Với quy mô hiện tại mang lại cho anh chị thu nhập khoảng
trên 1 tỷ đồng/năm. Chỉ với diện tích 500m2, nhưng thu nhập của gia đình anh
chị khá cao so với những hộ nông dân khác trong xã, cũng chính nhờ hiệu quả sản
xuất mà gia đình anh chị hàng năm đều được tặng bằng khen "nông dân sản xuất
kinh doanh giỏi".

 

 YÊN ĐỊNH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét