Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Từ ngày 10-1, hạn chế kinh doanh vàng miếng


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Để thực hiện
Nghị định 24/CP về quản lý thị trường vàng có hiệu lực từ 25-5-2012, nguồn tin
từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định từ ngày 10-1 tới, sẽ chỉ những địa điểm
được cấp phép mới có quyền kinh doanh vàng miếng.

Những quy định mới bình ổn thị trường
vàng

Như vậy, sẽ
có khoảng hơn 5.600 cửa hàng vàng chỉ còn được phép kinh doanh đồ trang sức.
Trong số hơn 8.000 cửa hàng đang kinh doanh vàng miếng hiện nay, chỉ có 14
doanh nghiệp và 17 tổ chức tín dụng, với tổng cộng 2.400 điểm giao dịch trên cả
nước vừa được cấp phép mới. Trong đó ở TP HCM có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng
400 điểm giao dịch.

 

Theo Nghị định
24/CP, NHNN lần đầu tiên có trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các đơn vị mua,
bán vàng miếng. Những doanh nghiệp được phép kinh doanh vàng miếng phải đạt đủ
các tiêu chuẩn như có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có từ 2 năm kinh nghiệm
trong lĩnh vực mua bán vàng; đã nộp từ 500 triệu đồng trở lên tiền thuế của hoạt
động kinh doanh vàng trong 2 năm năm gần nhất; có mạng lưới bán hàng từ 3 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

Cùng với
các biện pháp đó, vào chiều ngày 28-12-2012, NHNN đã ban hành Thông tư 38, quy định
kể từ ngày 10-1-2013 trạng thái vàng, tức giá trị số dư vàng miếng phát sinh do
mua bán vàng, cuối ngày của các tổ chức tín dụng không được vượt quá 2% so với
vốn tự có và không được duy trì trạng thái vàng âm. Các tổ chức tín dụng phải
báo cáo hàng ngày trạng thái vàng của mình cho NHNN.

Như vậy để
thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ về bình ổn thị
trường vàng, NHNN đã ban hành các biện pháp xóa sổ 70% các điểm giao dịch vàng
và hạn chế việc găm giữ vàng của các tổ chức tín dụng để chống đầu cơ vàng. Mục
tiêu bình ổn thị trường vàng đã rõ: bình ổn bằng cách hạn chế hoạt động của thị
trường vàng hoặc tốt nhất nếu có thể là không có thị trường này. Đại diện của
NHNN nhận định rằng chắc chắn sau 10/1/2013, thị trường sẽ có nhiều xáo trộn
trong những ngày đầu.

Trong cuộc
trao đổi với báo chí ngày 27-12-2012, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã nói thẳng:
“Tôi xin khẳng định Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng không đặt vấn đề
giá trong nước phải sát giá thế giới, mà chỉ đặt mục tiêu ổn định giá vàng để ổn
định kinh tế vĩ mô. Nếu để sát thì sẽ đi ngược và xóa bỏ Nghị định 24… Nhu cầu
mua vàng của người dân vẫn có, nhưng không sốt." Cũng trong ngày đó giá vàng miếng
SJC trong nước cao hơn giá thế giới 5 triệu đồng một lạng vàng. Dư luận đang băn
khoăn: không biết quan niệm của NHNN thế nào mới là sốt?

Nhưng nhiều
chuyên gia kinh tế lại có những dự đoán rằng những chính sách mới này không thể
làm giảm các hiệu vàng cũng như không giảm được việc găm giữ vàng. Cụ thể 5600
cửa hàng không được phép kinh doanh vàng miếng đương nhiên họ sẽ không đóng cửa
bởi vì vẫn được phép kinh doanh vàng trang sức mặt khác, các doanh nghiệp được
phép kinh doanh vàng miếng sẽ mở thêm hàng loạt các điểm kinh doanh vàng miếng
của mình.

Ông Nguyễn
Quang Huy, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN) đã nói: "Các doanh nghiệp được
cấp phép kinh doanh mua, bán vàng miếng có thể mở thêm chi nhánh hoạt động kinh
doanh mua, bán vàng miếng để phục vụ nhu cầu của người dân. Đối với TCTD, hiện
nay, chỉ riêng số điểm giao dịch của một số ngân hàng tham gia hoạt động kinh
doanh mua, bán vàng miếng đã lên tới hàng nghìn điểm giao dịch. NHNN đã chỉ đạo
một số doanh nghiệp và TCTD tích cực triển khai hoạt động kinh doanh mua, bán
vàng miếng trên mạng lưới của mình".

Như vậy rất
có thể hàng nghìn cửa hàng vàng mới sẽ được khai trương và tình trạng mua bán
vàng miếng trái phép hoặc ẩn giấu dưới nhiều hình thức tại các cửa hàng vàng chưa
có phép vẫn tiếp diễn, thậm chí còn phát triển. Thêm nữa, không có căn cứ nào
nào đảm bảo việc báo cáo hàng ngày, kiểm tra kiểm soát có thể hạn chế việc găm
giữ vàng quá 2% vốn điều lệ cả. Không cho TCTD giữ trạng thái vàng quá 2% nhưng
chắc không thể cấm người thân của TCTD găm giữ nhiều lần hơn cái con số 2% nhỏ
nhoi ấy nếu việc găm giữ sinh lợi.

Những bất cập của chính sách với thị
trường vàng

Năm 2012, đã
có nhiều chính sách nhằm bình ổn thị trường vàng, hầu hết đều gây nên những cơn
sóng gió không cần thiết đối với thị trường vàng.

Đó là: Việc
đưa vàng miếng vào ngành kinh doanh có điều kiện; quyết định lấy SJC là thương
hiệu vàng miếng quốc gia; không liên thông giá vàng trong nước với thế giới; đề
xuất đánh thuế VAT với vàng để hạn chế "vàng hóa" trong nền kinh tế, yêu cầu
các NH thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng, thu phí gửi vàng vào
ngân hàng… Chính sách gây bất ổn nhất của NHNN chính là việc chọn vàng miếng
SJC làm thương hiệu độc quyền vàng quốc gia.

Từ chỗ
ngang nhau về giá của tất cả các thương hiệu vàng miếng, SJC bỗng "một mình một
chợ" với giá cao chót vót. Những ngày cuối cùng của năm 2012, giá vàng trong nước
và thế giới chênh tới mức đỉnh: trên 4,5 triệu đồng/lượng, trong khi các thương
hiệu vàng khác thu hẹp khoảng cách với giá thế giới với mức chênh chỉ 1- 2 triệu
đồng/lượng, thậm chí có thời điểm trong tháng 11 chỉ chênh vài trăm nghìn đồng/lượng.

Mãi đến cuối
năm NHNN mới công bố: quy định tại Nghị định 24 không phân biệt đối xử giữa
vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác. Các loại vàng miếng trên, bao gồm cả
vàng miếng SJC và vàng miếng khác thuộc sở hữu hợp pháp của các tổ chức, cá
nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ,
được mua bán, trao đổi. Nhưng thị trường và chính các ngân hàng thương mại
quốc doanh cũng vẫn phân biệt về giá đối với các loại vàng miếng khác SJC.

Việc yêu cầu
các ngân hàng thương mại ngừng huy động và cho vay bằng vàng, các doanh nghiệp
không được chuyển đổi các trạng thái vàng mua ở tài khoản sang vàng vật chất, bắt
buộc phải mua vàng trong nước, kết quả là không những bản thân các doanh nghiệp
này bị thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà còn không đóng góp được cho ngân sách Nh�
nước (vì thuế thu nhập doanh nghiệp dựa trên lợi nhuận của doanh nghiệp), gây
nên cơn sốt giá vàng trong nước.

Với những
quy định ngặt nghèo của Nghị định 24, không phải DN nào cũng đủ điều kiện để
tham gia kinh doanh vàng miếng. Rút bớt đầu mối kinh doanh để dễ dàng quản lý
thị trường là mong muốn của cơ quan quản lý, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế lại
cho rằng sẽ nảy sinh yếu tố xin – cho, điều kiện của tham nhũng và các hoạt động
kinh doanh trái phép gây thất thu ngân sách.

Việt Nam đang
quản lý thị trường vàng một mình một lối. Cả trong quá khứ và hiện tại, trên thế
giới chưa một ngân hàng Trung ương nào có chính sách chỉ duy trì một thương hiệu
vàng và độc quyền sản xuất vàng miếng. Việc quản lý này đã lẫn lộn giữa chức năng
quản lý Nhà nước và kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước điều tiết thị trường bằng biện
pháp hành chính, mệnh lệnh (cấp giấy phép chuyển đổi, quản lý máy móc sản xuất
của doanh nghiệp…), bỏ qua các yếu tố cung cầu của thị trường dẫn đến bế tắc
trong sản xuất và lưu thông. Điều này đã tạo ra khan hiếm cung – cầu giả tạo.

Những biện
pháp hành chính đưa ra đều chỉ có tính tình thế, đối phó cục bộ mà không có một
phương tiện về mặt nghiệp vụ để giải quyết những vấn đề bất cập của thị trường,
làm thui chột những công cụ tài chính đang được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu.
Từ sự quản lý như vậy dẫn đến hệ quả chung: Thị trường vàng Việt Nam đang đi thụt
lùi lại với thế giới vì thiếu những giải pháp căn cơ và mang tính chiến lược.

Theo An
ninh thủ đô



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét