Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến 2 dự án luật


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Sáng 15-1, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật phòng,
tránh giảm nhẹ thiên tai và dự án Luật khoa học và công nghệ (sửa đổi).

Hai quan điểm khác nhau về tên gọi của luật

Đầu phiên họp sáng, Ủy ban Thường
vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Ban soạn thảo thống nhất với tên luật là Luật Phòng, chống
thiên tai như Tờ trình của Chính phủ và nhiều ý kiến đại biểu quốc hội đề nghị.

Tên gọi này ngắn gọn, đầy đủ, bao
quát toàn diện các vấn đề trong hoạt động phòng, chống thiên tai; đồng thời
phản ánh và khái quát được những nét chung nhất về bản chất, nội hàm và mục
đích của việc ban hành Luật. Quan điểm này nhận được sự đồng tình của Phó Chủ
tịch Quốc hội Uông Chu Lưu và Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương.

Tuy nhiên, cũng còn nhiều ý kiến
không đồng tình với quan điểm này. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan
Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai và một số ý kiến
cho rằng nên giữ nguyên tên gọi trong Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh là
Luật Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Chủ nhiệm Trương Thị Mai khẳng định
rằng không thể "chống" lại thiên nhiên nên ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ khi
lựa chọn tên gọi của dự thảo Luật.

Chủ nhiệm Đào Trọng Thi phân tích
thiên tai xẩy ra theo quy luật của tự nhiên, con người phải thích ứng với thiên
nhiên, chứ không "chống" lại được thiên nhiên. Hơn nữa đại biểu cho rằng tên
gọi như đề xuất của Ban soạn thảo có thể ảnh hưởng tới ứng xử của con người với
thiên tai.

Giải trình thêm về nội dụng này,
Ban soạn thảo phân tích từ "chống" ở đây cần được hiểu theo hướng tích cực, đó
là trên cơ sở hiểu tự nhiên để có biện pháp "chống" cho hiệu quả chứ không
"tránh" được.

Thảo luận về phạm vi điều chỉnh
dự thảo luật có nên điều chỉnh vấn đề tái thiết sau thiên tai hay không?, Phó
Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng không nên quy định nội dung này trong
dự thảo Luật. Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường phân tích
"tái thiết sau thiên tai" cũng thuộc phạm trù khắc phục hậu quả thiên tai,
nhưng có nội hàm rộng, việc tái thiết là hoạt động lâu dài và liên quan đến
nhiều quy định pháp luật khác như quy định về quy hoạch, quy hoạch đô thị, về
đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường…

Hơn nữa, trong điều kiện Việt Nam, thiên tai
xảy ra thường xuyên, nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai còn hạn
chế. Do vậy, dự thảo Luật chỉ điều chỉnh đến hoạt động khắc phục hậu quả thiên
tai, còn quy mô, mức độ khắc phục sẽ phụ thuộc vào năng lực, điều kiện cụ thể
của Trung ương và từng địa phương.

Về vai trò của lực lượng vũ trang
nhân dân trong phòng, tránh thiên tai, nhiều ý kiến cho rằng, không nên quy
định trong Luật vai trò chủ lực của lực lượng vũ trang nhân dân vì chức năng,
nhiệm vụ của lực lượng này là bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội.

Chủ nhiệm Trương Thị Mai băn
khoăn bởi nếu quy định như vậy là không thích hợp, nhưng nếu quy định lực lượng
vũ trang chỉ tham gia vào hoạt động này thì cũng không thể hiện được hết vai
trò của lực lượng quan trọng này. Vì thế nhiều ý kiến đề nghị cần tiếp tục
nghiên cứu để thể hiện trong dự thảo luật hợp lý, chính xác về vai trò của lực
lượng vũ trang nhân dân trong hoạt động phòng, tránh thiên tai.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân
sách Phùng Quốc Hiển đề cao vai trò của lực lượng tại chỗ và đề nghị cần thể
hiện rõ, làm nổi bật vai trò của lực lượng này trong phòng, tránh thiên tai.

Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã
hội của Quốc hội Trương Thị Mai đề nghị cần bổ sung thêm hai lực lượng quan
trọng đã và đang tham gia hiệu quả vào hoạt động phòng, tránh thiên tai hiện
nay đó là lực lượng chữ thập đỏ và Mặt trận Tổ quốc.

Bàn cơ chế tài chính cho khoa học và công nghệ

Thời gian còn lại của phiên làm
việc buổi sáng, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa
đổi).

Nội dung quy định trường đại học
có phải là một loại hình tổ chức khoa học và công nghệ hay khôn g vẫn còn những
quan điểm khác nhau. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000 quy định tổ chức khoa
học và công nghệ bao gồm: Các tổ chức nghiên cứu phát triển (dưới hình thức
viện, trung tâm…) ; Trường đại học, học viện, trường cao đẳng; Tổ chức dịch vụ
khoa học và công nghệ.

 

Dự thảo Luật (sửa đổi) do Chính
phủ trình đã bỏ quy định Trường đại học, học viện, trường cao đẳng là tổ chức
khoa học và công nghệ. Thảo luận về nội dung này, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi và
Phùng Quốc Hiển tán thành với quan điểm, cần quy định rõ các trường đại học có
chức năng nghiên cứu là tổ chức khoa học và công nghệ. Đây cũng là quan điểm
của cơ quan thẩm tra dự án Luật.

Theo đó, một số cơ sở giáo dục
đại học được thành lập và hoạt động theo Luật Giáo dục đại học như các đại học
quốc gia, bên cạnh chức năng đào tạo là chủ yếu, còn có chức năng nghiên cứu
khoa học. Các trường đại học có tiềm lực mạnh về Khoa học và Công nghệ hoạt
động nghiên cứu khoa học được thực hiện bởi tất cả các khoa và các giảng viên.

Việc coi đại học có chức năng
nghiên cứu là tổ chức khoa học và công nghệ sẽ huy động được nguồn lực, cơ sở
vật chất của các trường đại học vào nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng phù hợp
với xu hướng chung của thế giới, là gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo, coi
trọng hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học và xây dựng các trường đại
học theo chuẩn mực quốc tế .

Thảo luận về đầu tư và cơ chế tài
chính cho khoa học và công nghệ, dự thảo mới đã được chỉnh sửa theo hướng Nhà
nước bảo đảm chi cho khoa học và công nghệ từ 2% trở lên trong tổng chi ngân
sách nhà nước hàng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển của sự nghiệp khoa
học và công nghệ. Ngân sách cho khoa học và công nghệ phải được ghi thành nội
dung chi riêng trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các bộ, ngành, địa
phương. Việc phân bổ ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ của năm
sau được thực hiện trên cơ sở nhu cầu của thực tiễn và hiệu quả sử dụng ngân
sách đã được phân bổ của năm trước.

Để khắc phục điểm nghẽn chủ yếu
hiện nay trong hoạt động khoa học và công nghệ là cơ chế tài chính, Dự thảo mới
đã chỉnh sửa, quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ và cơ quan trong việc phân
bổ và quản lý ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ (Điều 55), quy
định rõ mục đích sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ (Điều
56); áp dụng cơ chế khoán chi cho các hoạt động khoa học và công nghệ sử dụng
ngân sách nhà nước (Điều 57) và quy định rõ cơ chế cấp, sử dụng, quản lý kinh
phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước (Điều
58).

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân
sách Phùng Quốc Hiển vẫn còn băn khoăn về quy định này. Chủ nhiệm cho rằng
không nên quy định "cứng" 2% đồng đều tại tất cả các địa phương. Dự án Luật chỉ
nên quy định tỷ lệ "cứng" trong giai đoạn trung hạn (3 năm hay 5 năm), chứ
không nên quy định là hàng năm như dự án luật.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh
Hùng đánh giá, dự án Luật còn nhiều quy định chung chung, mang tính nghị quyết,
do đó ban soạn thảo cần nghiên cứu để đưa vào luật những quy định cụ thể; nhiều
điều quy định trong dự án Luật còn phải hướng dẫn.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh khi
luật ra đời phải góp phần thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, vì vậy ban
soạn thảo cần suy nghĩ và nghiên cứu để thể hiện trong luật điều này.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội cho ý kiến về các vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Đất đai
(sửa đổi).

Theo TTXVN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét