Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Anh hùng lao động Huỳnh Thanh Sơn: Luôn sống theo phương châm “Tàn nhưng không phế”


Nói đến Anh hùng lao
động Huỳnh Thanh Sơn, nguyên Giám đốc Công ty Vật liệu và Xây dựng Bình Dương,
nay là Công ty TNHH MTV Vật liệu và Xây dựng Bình Dương (Công ty MC), chắc
hẳn người dân Bình Dương không thể nào quên được hình ảnh vị giám đốc thương
binh năng động, sáng tạo, luôn sống và làm việc theo phương châm "Tàn nhưng
không phế". Trong suốt 35 năm gắn bó và làm Giám đốc Công ty MC, ông đã
góp phần lớn đưa công ty này gặt hái được nhiều thành công trong quá trình phát
triển kinh doanh, dẫn đầu ngành sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng trong
tỉnh.

Người
thanh niên dũng cảm

Sinh ra và lớn lên trong
một gia đình giàu truyền thống cách mạng tại xã Phú An, Bến Cát, Bình Dương -
một trong những vùng đất anh hùng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ nên thuở
nhỏ Huỳnh Thanh Sơn đã sớm giác ngộ cách mạng. Những cơ cực, khốn khó của cuộc
sống đời thường đã khắc sâu vào tâm trí của ông. Trong quá trình tham gia kháng
chiến khắp các chiến trường miền Đông Nam bộ, ông đã dũng cảm chiến đấu trong
12 trận đánh lớn nhỏ. Qua các trận đánh đó, ông đã tiêu diệt được 12 xe tăng v�
xe bọc thép của Mỹ, tiêu diệt 32 tên lính Mỹ, được Nhà nước phong tặng nhiều
danh hiệu cao quý như: Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt xe tăng. Trong
trận đánh ngày 4-6-1969, ông đã bị thương cột sống và về sau di chứng này làm
cho chân của ông teo dần, đi lại rất khó khăn.

 Ông Huỳnh Thanh
Sơn (bên phải) tại Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh

Năm 1975, đất nước hoàn
toàn giải phóng, người thương binh ấy xin trở lại quê nhà công tác. Với bản
chất dũng cảm trong kháng chiến, ông tiếp tục được lãnh đạo tỉnh Bình Dương đề
bạt làm Giám đốc Xí nghiệp đá Châu Thới, tiền thân của Công ty MC bây giờ.
Ngay từ những ngày đầu nhận nhiệm vụ mới, ông luôn xác định rằng cuộc đời sẽ
bước sang một trang sử mới, đó là xây dựng kinh tế, lãnh đạo đơn vị phát triển
đi lên. Từ đó, người dân vùng Dĩ An thường bắt gặp hình ảnh một vị giám đốc
khập khiễng từng bước một nhưng luôn gần gũi với công nhân (CN), cùng làm việc
với công nhân.

Vị
giám đốc dám nghĩ, dám làm…

Năm 1975, sau khi tiếp
quản một cơ sở ọp ẹp, có vài chục CN nên Huỳnh Thanh Sơn luôn trăn trở, tìm tòi
suy nghĩ sách lược, chiến lược cho những bước tiến mới. Nhiều đêm ông đã thức
trắng suy nghĩ cách nào đó phải thay đổi được tình hình, làm sao lột xác được
một cơ sở tuy nhỏ nhưng lại có nhiều tiềm lực? "Trong chiến đấu với kẻ thù,
sinh tử mình còn vượt qua, chẳng lẽ với cơ sở này mình bó tay? – ông Sơn trăn
trở. Nghĩ vậy, ông nhanh chóng tiếp cận, gần gũi với CN nhưng không phải với
vai trò của một vị giám đốc mà là một người bạn cùng làm, cùng ăn và hòa đồng
với CN.

Sau một thời gian ở cái
xí nghiệp nhỏ bé này, hầu hết CN phát hiện ra hình ảnh của một ông giám đốc
giản dị, hòa đồng. Thế là họ đoàn kết lại, từ trên xuống dưới đồng lòng với một
quyết tâm cùng nhau phát triển không ngừng. Năm 1989, xí nghiệp này được nâng
cấp thành công ty. Chưa dừng lại những gì đã có, ông tiếp tục tổ chức nhiều
cuộc họp, hỏi ý kiến của từng người trong công ty để tìm cách sản xuất hiệu
quả, có lãi, tăng thu nhập cho người lao động. Với trách nhiệm của một người
"lèo lái" công ty, ông đã không ngừng học tập kiến thức từ sách vở, kinh nghiệm
của những đơn vị ăn nên làm ra… để quyết định đưa ra nhiều phương án, đổi mới
mô hình sản xuất, với những cách làm sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

Các phương án mà ông Sơn
đưa ra là 4 hiện đại hóa ở Công ty MC, gồm: Điện khí hóa toàn doanh nghiệp
lên công suất trên 6.300 KVA, nhằm giảm chi phí nung gạch bằng củi, vốn gây ô
nhiễm môi trường; Cơ giới hóa đồng bộ khâu khai thác lên trên 4.200 mã lực; Tự
động hóa khâu sản xuất gạch ngói bằng công nghệ hiện đại nhập từ châu Âu; Đa
dạng hóa mẫu mã, sản phẩm cho phù hợp với cơ chế thị trường. Hơn nữa, trong
thời gian này, ông tiếp tục xin lãnh đạo tỉnh cho công ty mở rộng lĩnh vực hoạt
động sang xây dựng nhà, cầu đường, khu thương mại, du lịch… Dù ở lĩnh vực
nào, ông đều lãnh đạo công ty đi đến những thành công rực rỡ.

…v�
tài năng "lèo lái"

Với sự "lèo lái" năng
động, hợp lý của ông nên qua 35 năm xây dựng và phát triển, Xí nghiệp đá Châu
Thới ngày nào đã lột xác trở thành một công ty quốc doanh hùng mạnh bậc nhất
của tỉnh Bình Dương. Nếu như giai đoạn 1995-1999, tổng doanh thu đạt 370 tỷ
đồng thì giai đoạn 2000-2004 đạt 650 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 50 tỷ
đồng, lương bình quân đầu người đạt trên 2,8 triệu đồng/người/tháng. Từ năm
2005-2010, tổng doanh thu đạt 2.184 tỷ đồng, vượt 37% kế hoạch. Tổng lợi nhuận
5 năm gần đây đạt 629 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 200 tỷ đồng, vượt 79%
so với kế hoạch. Tiền lương, tiền thưởng cho CB-CNLĐ luôn được công ty quan tâm,
nâng lên theo từng năm, tính đến nay, thu nhập trung bình mỗi người đạt trên 5
triệu đồng/người/tháng.

Mặc dù đã về hưu nhưng
tâm nguyện của ông là vẫn góp ý cho các thế hệ kế thừa phải thường xuyên quan
tâm đến đời sống CB-CNLĐ. Bởi ông quan niệm rằng, chỉ có phát huy tốt yếu tố
con người thì mới tạo nền tảng cho những thành công tiếp theo. Theo ông, hàng
năm ngoài việc nâng lương định kỳ cho CB-CNLĐ, công ty còn tổ chức các kỳ nghỉ
dưỡng, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ dành cho CB-CNLĐ.
Song song đó, Đảng ủy công ty thường xuyên thăm hỏi và tặng quà  cho gia đình CB-CNLĐ gặp khó khăn, giải quyết
vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp, xét khen thưởng cho con em công ty có kết quả
học tập khá giỏi… Với những quan tâm đó, CB-CNLĐ ngày càng gắn bó lâu dài hơn
với công ty.

Có thể nói, trong suốt 35
năm "lèo lái" con thuyền MC, ông đã đưa công ty này trở thành doanh nghiệp
hùng mạnh bậc nhất của tỉnh Bình Dương và đã nhận được nhiều phần thưởng cao
quý của Đảng và Nhà nước. Trong đó, phần thưởng đáng nể nhất là ông đã góp công
sức đưa đơn vị này trở thành đơn vị anh hùng thời kỳ đổi mới. Riêng bản thân
ông đã nhiều lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất, nhì,
ba. Đặc biệt năm 1998, ông đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu "Anh
hùng lao động trong thời kỳ đổi mới". Vậy đâu là bí quyết để giúp ông thành
công? Theo ông Sơn, làm việc cho Nhà nước phải làm bằng cái tâm trong sáng m�
không vụ lợi, phải nỗ lực, quyết tâm hết mình, phải làm cho doanh nghiệp và CN
trong doanh nghiệp cùng phát triển. Thật vậy, một yếu tố rất cơ bản là khi CNLĐ
có thu nhập ổn định, mức sống cao thì họ sẽ quyết tâm, nỗ lực lao động sáng tạo
không mệt mỏi. Một điều cơ bản thế nhưng không phải ai cũng làm được, còn ở
MC thì điều đó như là một nhân tố quyết định sự thành công trên con đường
phát triển.

AHLĐ Huỳnh Thanh Sơn: Trong nhiều năm qua, công tác
giáo dục chính trị tư tưởng luôn được Đảng ủy công ty quan tâm chỉ đạo. Hàng
quý, hàng năm, Đảng ủy luôn chỉ đạo các đoàn thể xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, gắn với việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống
tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Nhiệm vụ chính trị của người đảng viên
trong một đơn vị sản xuất là đạt sản lượng, chất lượng và tiết kiệm. Do vậy,
thông qua các chương trình học tập, sinh hoạt cấp ủy, Đảng ủy công ty luôn
tuyên truyền giáo dục CB-CNLĐ ra sức khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao, nhất là việc thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng
phí, tiêu cực xã hội, xây dựng tập thể, đơn vị văn hóa.

HỒ VĂN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét