Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Nền kinh tế châu Á vẫn vững bước trong gió ngược


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Mặc dù phải
đối phó những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, sức phục
hồi chậm của kinh tế thế giới và bóng ma "vách đá tài chính" tại Mỹ, các nền
kinh tế mới nổi tại châu Á vẫn đi lên.

Các nền
kinh tế châu Á đã vận hành tốt trong năm 2012, tuy nhịp độ tăng trưởng không
cao như dự kiến. Liên hiệp quốc vừa công bố báo cáo dự đoán nhịp độ phát triển
kinh tế tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2012 ở mức 5,6%, so với con dự
đoán tăng 6,5% đưa ra trước đó.

  Ảnh minh
họa.
Các chuyên
gia kinh tế nhìn chung đều lạc quan cho rằng châu Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục
tăng trưởng trong năm 2013 khi nhu cầu nội địa mạnh sẽ bù đắp cho hoạt động
xuất khẩu giảm tốc.

Trong báo
cáo với tiêu đề Triển vọng kinh tế châu Á 2013, Goldman Sachs cũng bày tỏ sự
lạc quan về “sức khỏe” kinh tế khu vực, trừ Nhật Bản. Ngân hàng này
cho rằng châu Á sẽ đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình 6,9% năm 2013 v�
tiến lên 7,3% trong giai đoạn 2014-2016.

Nhìn lại các nền kinh tế châu Á

So với các
nền kinh tế khác trong khu vực, Singapore “mở rộng” hơn với thế giới
bên ngoài, và hiển nhiên là bị ảnh hưởng nhiều nhất khi kinh tế toàn cầu suy
yếu. Liên minh châu Âu (EU) là đối tác thương mại lớn thứ hai của Singapore, sau Malaysia.

Theo thống
kê chính thức, giá trị trao đổi thương mại song phương giữa Singapore và EU
đạt 106 tỷ SGD (khoảng 86,9 tỷ USD) trong năm 2011, tăng 7% so với năm 2010.

Trong khi
đó, sang quý 3-2012, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phi dầu khí của Singapore sang
EU giảm 16,5%.

Trên cơ sở
hoạt động xuất khẩu quý 3-2012 sa sút, Ủy ban thương mại quốc tế Singapore đã
điều chỉnh hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm phi
dầu khí của nước này trong cả năm 2012 từ 4-5% xuống 2-3%, và 2-4% đối với năm
2013.

Theo Bộ
Công nghiệp và Thương mại Singapore,
nền kinh tế của quốc đảo này quý 3-2012 vẫn trong tình trạng èo uột. Nhịp độ
phát triển của kinh tế Singapore
trong ba quý đầu năm nay đứng ở mức lần lượt là 1,6%, 2,5% và 0,3%.

Trong khi
đó, ngân hàng trung ương Indonesia dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này
đạt 6,2% trong quý 4-2012 và đạt 6,3% cả năm – những con số không nằm ngoài dự
báo. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia phản ánh sự suy giảm của
nhu cầu bên ngoài.

Theo Cơ
quan thống kê trung ương Indonesia, trong tháng 10-2012, nước này xuất khẩu
15,67 tỷ USD hàng hoá và nhập khẩu một lượng hàng hoá trị giá 17,21 tỷ USD. Đây
là tháng mà cán cân thương mại của Indonesia thâm hụt kỷ lục, ở mức
1,55 tỷ USD.

Trả lời
phỏng vấn hãng tin Tân Hoa xã, Wellian Wiranto, chiến lược gia phụ trách hoạt
động đầu tư châu Á của Barclays nhận định, với Indonesia, nhu cầu nội địa l�
động lực chính đem lại sức tăng cho nền kinh tế năm 2012 và 2013.

Sau khi
trải qua các trận lụt lịch sử năm 2011, hoạt xuất khẩu của Thái Lan đang dần
phục hồi. Theo thống kê chính thức, tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan trong
tháng 10-2012 tăng 15,57% so với cùng kỳ năm 2011, với các mặt hàng chiến lược
là nông sản và một số sản phẩm công nghiệp.

Đối với Ấn
Độ, các chuyên gia đang kêu gọi cải tổ. Nhịp độ tăng trưởng của Ấn Độ đã rơi từ
mức 8-9% xuống 5,5% – mức thấp nhất kể từ năm 2004.

Theo ông
Wiranto, nền kinh tế châu Á đã vận hành tốt cho dù phải đối với những hậu quả
tiêu cực của “bão nợ” Eurozone và mối lo “vực đá tài chính”
tại Mỹ.

Còn theo
ông Albert Hu Guangzhou, phó giáo sư Đại học Tổng hợp quốc gia Singapore, các
nền kinh tế mới nổi khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã kịp thời áp dụng các biện
pháp đối phó với những nhân tố không thuận bên ngoài. Những biện pháp này đã
kích thích nhu cầu nội địa, bù đắp cho doanh thu xuất khẩu sụt giảm. Trong thời
gian ngắn hạn, các biện pháp này đã cho “quả ngọt” tại hầu hết các
nước.

Tại Philippines,
nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong ba quý đầu năm nay đứng ở mức 6,5%. Đặc biệt,
trong quý 2-2012, GDP tăng 7,1%, chỉ xếp sau Trung Quốc ở châu Á. Kinh tế
Philippines dự kiến tăng trưởng trên 6% trong cả năm 2012.

Trung Quốc dẫn dắt đà phục hồi tại
khu vực

Chuyên gia
Wellian Wiranto tin tưởng rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2013 sẽ vượt
8%. Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ không chỉ cải thiện niềm tin của thị trường
mà còn giúp tăng tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế châu Á vì hoạt động
thương mại giữa các nền kinh tế mới nổi ở châu lục đang đóng một vai trò ngày
càng quan trọng.

Glenn
Levine, chuyên gia kinh tế cao cấp của Moody’s, cho rằng kinh tế Trung Quốc sẽ
là động lực dẫn dắt kinh tế khu vực châu Á.

Chuyên gia
này dự báo các nền kinh tế châu Á năm 2013 sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh. Sức
tăng này được nâng đỡ bởi hoạt động chi tiêu của các dự án cơ sở hạ tầng và các
cuộc cải cách kinh tế hợp lý, đặc biệt là trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng ổn định của Trung Quốc, cải cách về cơ cấu tại các
nước Eurozone và sự đi lên của kinh tế Mỹ sẽ giúp duy trì đà tăng của các nền
kinh tế châu Á mới nổi.

Theo TTXVN



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét