Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Tại ai?


Không chịu được bà vợ nợ như "chúa chổm", ông Khanh không ngại ngần "dần"
cho vợ một trận nên thân sau những lần to tiếng. Từ mối quan hệ phu thê tôn trọng
lẫn nhau hàng chục năm giờ đã thành bi kịch không thể cứu vãn. Sau những trận
cãi vã, họ nhất quyết "đường ai nấy đi" vì không thể dung hòa hơn nữa…

Ông Khanh và bà Vân đã lấy nhau được
hơn 20 năm và có với nhau hai đứa con, một trai một gái. Cuộc sống gia đình yên
ấm, hàng chục năm không thấy lời qua tiếng lại vì cả hai đều là người biết nhường
nhịn. Ông Khanh là công chức, ngày ngày đi làm giờ hành chính với đồng lương
tương đối ổn định. Bà Vân ở nhà làm nội trợ, chăm con ăn học chu đáo. Chồng làm
việc cần mẫn, vợ nội trợ đảm đang, hai con học hành tử tế có thể được xem là một
gia đình văn hóa mẫu mực trong khu phố.

Những năm gần đây, hàng xóm mới bất
ngờ bởi những trận cãi vã của hai vợ chồng. Con cái đứa vào đại học, đứa vào cấp
ba khiến chi tiêu ngày một cao. Bà Vân lúc này phải bán thêm hàng ăn sáng trước
nhà, phụ chồng đỡ đần chi phí sinh hoạt. Có lẽ do áp lực vật chất đã làm mối
quan hệ giữa hai vợ chồng ngày một căng thẳng. Từ cãi vã đã dẫn đến xô xát, ông
Khanh từ một người chồng hiền lành giờ thành kẻ vũ phu, đang tâm giáng cho vợ
những trận đòn không thương tiếc.

Nguyên là thời gian vừa qua ông phát
hiện chuyện bà Vân vay nợ, lại còn vay nặng lãi mới khổ. Điều đáng nói, những
món nợ trên theo ông Khanh là không hợp lý, bà lại ngang nhiên giấu ông cả năm
trời. Chưa hết, trong lúc ông Khanh bận rộn với bao công việc ở cơ quan, bà Vân
đã tự ý đổi số điện thoại di động dẫn đến việc liên lạc bị gián đoạn mà không
hiểu tại sao. Bà Vân giải thích rằng muốn chiều ý muốn của con trai, thay số
khác đẹp hơn nhưng nhiều người lại nghĩ rằng bà muốn né chủ nợ đòi tiền. Tức giận
vì những hành vi khó hiểu của vợ, ông Khanh đã tuôn những tràng quát tháo to tiếng,
gần đây ông buồn chán nên tìm vui trong chén rượu. Mỗi lần về nhà, thấy vợ l�
ông nổi cơn tức giận, nhắc lại chuyện nợ nần, vậy là cả hai lại lôi tật xấu
hàng chục năm của nhau ra đay nghiến. Cứ thế, những trận cãi vã không dứt ngày
này qua ngày khác, những lúc tức giận quá ông đã thẳng tay "động thủ" với người
"đầu gối tay ấp" của mình.

Trước mặt cán bộ hòa giải, bà Vân
cũng kể tội ông chồng là kẻ nát rượu, thường xuyên bạo hành với vợ. Ông Khanh một
mực khẳng định nguyên nhân gia đình rạn nứt là từ phía bà vợ "không biết điều".
Vì bà vợ không ra gì mà gia đình mình nay trở thành con nợ, bước ra đường là cảm
thấy xấu hổ. Ông không gồng gánh trả nợ cho bà Vân được. Đôi vợ chồng đâu biết
rằng những đứa con của họ nay đã lớn, đã ý thức được nỗi khổ khi gia đình tan
nát, gương mặt chúng sầu thảm khi ba mẹ đôi co nhau trước mặt thiên hạ. Từ bao
giờ cái gia đình yên ấm của chúng ra thế này, phải chăng chúng cũng có một phần
lỗi khi đòi hỏi ba mẹ phải cung ứng vật chất đầy đủ cho khỏi "thua chúng, kém bạn"
dẫn đến việc mẹ chúng phải chạy vạy vay tiền. Bi kịch gia đình này xuất phát từ
lỗi của những đứa con vô tư không tiếc thương công sức lao động của cha mẹ, hay
lỗi của người lớn, không biết kiềm chế bản thân?

LÊ TÂM



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét