Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Bí thư Tỉnh ủy Vũ Duy Hanh (5.1948


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Giữa lúc phong trào cách mạng ở Thủ Dầu Một đang phát triển
toàn diện và mạnh mẽ, đồng chí Nguyễn Văn Tiết – một cán bộ kỳ cựu của địa
phương, một Bí thư Tỉnh ủy giỏi về công tác tổ chức và công tác vận động quần
chúng đã anh dũng hy sinh vào ngày 19-4-1948 tại khu rừng thuộc ấp Bình Đức, xã
Bình Hòa (Lái Thiêu) trong một trận càn của địch, khi đồng chí chiến đấu đến
viên đạn cuối cùng. Sau sự mất mát lớn lao này, Xứ ủy Nam bộ cử đồng chí Nguyễn
Đức Thuận đến Thủ Dầu Một triệu tập một cuộc họp Tỉnh ủy, thông báo Quyết định
của Xứ ủy về việc chỉ định đồng chí Vũ Duy Hanh, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy,
Trưởng ty Thông tin Tuyên truyền làm Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một.

Với cương vị công tác mới, tình hình địch trong tỉnh cũng
như toàn Nam bộ nói chung đang có những thay đổi về chiến lược, đồng chí Vũ Duy
Hanh đã tỏ rõ năng lực công tác của mình, tiếp tục lãnh đạo phong trào cách
mạng ở Thủ Dầu Một phát triển mạnh mẽ.

Đến tháng 11-1948, địch đóng trên địa bàn miền Đông Nam bộ
491 cứ điểm. Lực lượng vũ trang của chúng gồm 5.547 tên Pháp và Lê dương,
13.664 lính ngụy. Từ tháng 4 đến tháng 9-1948, chúng đã chiêu dụ, mua chuộc
thêm nhiều lính Cao Đài phản động. Trong năm 1948, địch tấn công ta 220 trận
với quy mô từ 200 quân đến 1.000 quân (không kể những trận lùng sục với lực
lượng nhỏ) vào 6 tỉnh xung quanh Sài Gòn.

Riêng ở Thủ Dầu Một, với số quân 6.800 tên, địch đóng tất cả
128 đồn bót, tăng 19 bót so với năm 1947. Chúng đã gây nhiều tội ác với nhân
dân ta: Giết 639 người, bắt 1.917 người, làm bị thương 300 người, hãm hiếp 227
phụ nữ, bắn chết và cướp trên 2.000 con trâu, bò, đốt phá 2.171 nhà dân và đốt
8.726 giạ lúa, 14.897 lít gạo…

Sự tăng cường càn quét đánh phá của địch đã gây cho ta nhiều
tổn thất trong năm 1948. Tuy vậy, địch cũng không thể xoay chuyển được tình
thế, quân dân toàn Nam bộ cũng như quân dân Thủ Dầu Một vẫn ở thế tiến công
địch, giành thêm nhiều thắng lợi.

Tháng 3-1948, Chi đội 1 Thủ Dầu Một phát triển thành Trung
đoàn 301 biên chế thành 3 tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Các đơn vị
thuộc Trung đoàn 301 hoạt động khắp các địa bàn ở Thủ Dầu Một.

Sự thành lập Trung đoàn chủ lực 301 của Thủ Dầu Một vào
tháng 3-1948 thể hiện sự phát triển từ cơ cấu tổ chức, quy mô đơn vị đến trình
độ, năng lực của cán bộ, chiến sĩ. Đó là điều kiện để từng bước đưa dần lực
lượng vũ trang của tỉnh lên trình độ mới, tổ chức huấn luyện và chiến đấu ngày
một cao hơn, hiệu quả hơn.

Lực lượng dân quân, du kích ở Thủ Dầu Một sau khi được thành
lập bộ máy chuyên trách từ tỉnh đến cấp xã đã phát triển nhanh chóng, hoạt động
rộng khắp và có hiệu quả, được Phòng dân quân Nam bộ khen ngợi: "Dân quân Thủ
Dầu Một có tài tổ chức chu đáo và mau lẹ".

Đến cuối năm 1948, các cấp bộ dân quân được hình thành từ
tỉnh đến xã (đủ ở 48 xã trong tỉnh) với 243 cán bộ, nhân viên, đã tổ chức được
47 trung đội dân quân, du kích, với 1.410 đội viên.

Theo "Báo cáo tình hình dân quân Khu 7 từ năm 1945 đến tháng
6-1949, ngày 13-11-1950", về dân quân tự vệ: Thủ Dầu Một đứng hàng đầu toàn Khu
7 với 24.922 trong tổng số 56.375 chiến sĩ dân quân tự vệ toàn khu. Về vũ khí,
Thủ Dầu Một đứng hàng đầu toàn khu: 343 khẩu các loại so với 678 khẩu toàn Khu
7 (hơn phân nửa số súng toàn khu).

Tổng hợp thành tích hoạt động vũ trang trong năm 1949, các
đơn vị bộ đội tỉnh, huyện và dân quân du kích đã đánh 649 trận lớn nhỏ, loại
khỏi vòng chiến đấu 1.990 tên địch, thu 171 súng các loại (phần của du kích l�
44 súng), địch ngụy vận thu được 20 súng có 1 tiểu liên. So với năm 1948, số
trận đánh cũng như số lượng địch bị loại khỏi vòng chiến đấu trong năm 1949 đều
tăng.

Ngoài việc tăng cường xây dựng và phát triển lực lượng vũ
trang và dân quân, du kích, đồng chí Vũ Duy Hanh rất quan tâm đến công tác giáo
dục chính trị, tư tưởng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh. Công
tác phát triển Đảng càng được đặc biệt chú trọng.

Theo chỉ thị của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Ban Tuyên huấn
tỉnh đã tổng hợp và biên soạn một tập tài liệu chính trị lấy tên là "Vỡ lòng
cộng sản" dùng làm tài liệu học tập cho tất cả cán bộ, đảng viên trong toàn
Tỉnh.

Tập "Vỡ lòng cộng sản" gồm các vấn đề:

- Giai cấp là gì?

- Cách mạng là gì?

- Cách mạng dân tộc dân chủ.

- Cách mạng vô sản (cách mạng XHCN).

- Sơ lược lịch sử Đảng.

- Công tác chi bộ.

Tỉnh ủy chỉ thị cho các Đảng bộ trong toàn tỉnh tổ chức học
tập, thảo luận tập thể những nội dung nêu trên tại từng địa phương, cơ quan,
đơn vị và các chi, Đảng bộ đều thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Tỉnh ủy.

Qua học tập, những nhận thức bước đầu ấy rất cần thiết, giúp
nâng cao tinh thần nhiệt tình chiến đấu của đảng viên, tin tưởng vào cuộc kháng
chiến sẽ thắng lợi hoàn toàn và sau đó sẽ xây dựng chế độ XHCN ấm no, công
bằng, hạnh phúc.

Cuối năm 1948 và những tháng đầu năm 1949, cơ sở Đảng phát
triển khá mạnh. Lần lượt các cơ quan cấp tỉnh đều có đủ đảng viên để thành lập
chi bộ riêng. Ở 48 xã trong toàn tỉnh đều có chi bộ và các chi bộ đều có từ 3
đến 5 đồng chí chi ủy.

Việc xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở các xã có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với cuộc kháng chiến của Đảng bộ và nhân dân Thủ Dầu Một.
Đó là nơi gần gũi dân, sát với địch. Vì vậy mỗi chi bộ tại cơ sở trở thành Ban
tham mưu lãnh đạo quần chúng đánh địch tại chỗ rất lợi hại làm cho địch khó
lòng đối phó.

Tháng 10-1949, Xứ ủy Nam bộ điều đồng chí Nguyễn Quang Việt
từ một tỉnh miền Tây về Thủ Dầu Một giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một kiêm
Chính trị viên Tỉnh đội. Đồng chí Vũ Duy Hanh làm Phó Bí thư.

Đến giữa tháng 9-1956, đồng chí đi họp Thường vụ Tỉnh ủy tại
huyện Châu Thành, khi trở về ngang qua xã Phú Hữu thì bị một tên phản bội phát
hiện, xua bọn dân vệ ra bắt một lượt cùng đồng chí Lưu Hồng Thoại. Đồng chí Vũ
Duy Hanh bị địch đưa về giam ở nhà tù của tỉnh, sau đó địch đưa đồng chí đày ra
Côn Đảo. Tuy đồng chí bị địch dùng mọi cực hình tra tấn rất dã man, đồng chí
vẫn không tiết lộ điều gì cho địch. Căn cứ của Tỉnh ủy, những cơ sở mà đồng chí
tiếp xúc, làm việc sau khi đồng chí bị bắt đều an toàn. Đồng chí hy sinh năm
1962. Theo các đồng chí hoạt động cách mạng cùng thời đồng chí Vũ Duy Hanh cho
biết, đồng chí Vũ Duy Hanh là một người lãnh đạo có năng lực chẳng những trên
công tác lãnh đạo nói chung mà còn xuất sắc về công tác chuyên môn trên các
lĩnh vực được phụ trách.

 

 HÀ THĂNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét