Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Xử lý tang vật còn... cảm tính!


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

 

Trao đổi dịp tổng kết
năm 2012 của Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC), cho thấy chuyện tắc trách liên
quan đến xử lý vật chứng (XLVC) của vụ án hình sự (VAHS), không phải hiếm hoi.

Lỗi nghiệp vụ?

Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) năm 2003 và một số văn bản
hướng dẫn thi hành đã có quy định khá chi tiết và đầy đủ về việc XLVC và trên
thực tế đã giúp hoạt động giải quyết VAHS của các cơ quan tiến hành tố tụng
(CQTHTT) đạt được hiệu quả tốt và mang tính thuyết phục cao. Tuy nhiên, trong
thực tiễn áp dụng cũng đã phát sinh một số sai sót cần được khắc phục. Chẳng
hạn, đối với công tác xét xử của ngành TA, vấn đề sai sót trong việc XLVC hầu
như năm nào cũng có. Các sai sót thường gặp là:  

 Việc XLVC tuân thủ
đúng các quy định của pháp luật góp phần quan trọng vào việc tước đoạt quyền sở
hữu đối với các tài sản đối với người thực hiện hành vi phạm tội nhằm xóa bỏ
điều kiện phạm tội; khôi phục lại quyền sở hữu cho chủ sở hữu, quyền chiếm hữu
cho người quản lý hợp pháp,…

Thứ nhất, XLVC không đúng quy định. Vật chứng là vật cấm lưu
hành theo điểm a khoản 2 Điều 58 BLTTHS 1988 (nay là điểm a khoản 2 Điều 76
BLTTHS 2003) đáng lẽ phải thu giữ, tịch thu, sung quỹ Nhà nước nhưng TA lại
giao cho cơ quan khác giải quyết. Sai sót này được thể hiện qua vụ án Cao Tỷ
Phú và đồng bọn bị xử phạt về tội "Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà
có" khi TA cấp sơ thẩm và TA cấp phúc thẩm đã quyết định giao cho Bộ Tài chính
xử lý theo thẩm quyền 38 xe ôtô và 4 xe môtô mà đáng lẽ ra phải tịch thu, sung quỹ
Nhà nước các xe ôtô và môtô đó vì chúng là vật chứng của vụ án. Chính vì lẽ đó
mà Hội đồng thẩm phán TANDTC đã tuyên hủy phần XLVC này của 2 bản án đó.

Bên cạnh đó, điểm a khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định,
vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thì có thể áp dụng hình thức tịch
thu sung quỹ. Đối với những vật chứng nhỏ, gọn và có giá trị nhỏ thì việc áp
dụng như quy định này không có gì phải bàn cãi nhưng đối với vật có giá trị lớn
như nhà cửa, công trình kiến trúc lớn và chỉ xác định một phần giá trị trong
vật đó là công cụ phạm tội, phương tiện phạm tội, do phạm tội mà có thì tịch
thu cả vật hay chỉ phần giá trị đó. Có ý kiến cho rằng, phải tịch thu cả vật đó
bởi vật đó đã tham gia vào việc đổi chác. Nhưng có ý kiến cho rằng chỉ tịch thu
phần giá trị tài sản được tham gia vào việc phạm tội.

Tuy nhiên, theo quy định về các loại tài sản tại Chương XI,
Bộ luật Dân sự, tài sản được chia thành vật chính, vật phụ, vật chia được và
vật không phân chia được, vật đồng bộ. Nếu vật được dùng làm công cụ, phương
tiện phạm tội là vật chính hoặc vật phụ và vật phân chia được thì chỉ cần tịch
thu sung quỹ phần được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội là vật chính, vật
phụ hay phần được phân chia từ vật chung vì bản chất của các vật này đều có thể
tách ra so với các bộ phận khác mà chúng vẫn giữ được công dụng hoặc giá trị.
Còn nếu vật đó là vật không phân chia được hay vật đồng bộ thì nếu một phần của
nó được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội thì ta phải tịch thu toàn bộ vật
đó.

Chủ quan khi nhận định?

Ngoài ra, việc XLVC là công cụ, phương tiện phạm tội cũng có
nhiều sai sót. Chẳng hạn, bị cáo dùng xe mô tô đã nhận chuyển nhượng của người
khác nhưng chưa làm thủ tục sang tên làm phương tiện phạm tội nhưng TA lại trả
cho người đứng tên sở hữu. Có trường hợp, bị cáo dùng xe mô tô của mình làm
phương tiện cướp tài sản; thay vì tịch thu sung quỹ nhưng TA lại nhận định bị
cáo có hoàn cảnh kinh tế gia đình gặp khó khăn, giá trị tài sản không lớn nên
trả lại tài sản cho bị cáo; hay bị cáo bị xét xử về tội "vận chuyển trái phép
tiền tệ qua biên giới" theo Điều 154 BLHS 1999 nhưng số tiền thu giữ là vật
chứng của vụ án lại được giao trả lại cho bị cáo.

Trong thực tiễn có trường hợp TA áp dụng biện pháp tư pháp
thay cho biện pháp XLVC. Chẳng hạn, trong thực tiễn hoạt động xét xử, có trường
hợp CQĐT thu giữ tài sản bị hư hỏng làm vật chứng trong vụ án mà người phạm tội
bị truy tố, xét xử về tội cố ý làm hư hỏng tài sản. Khi người bị hại và người
phạm tội đã thỏa thuận bồi thường toàn bộ giá trị tài sản thì TA đã tuyên trả
tài sản cho bị cáo. Hay trong vụ án bị cáo bị xét xử về tội phá hủy công trình,
phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia cũng gặp vướng mắc tương tự, có vụ
án Hội đồng xét xử đã tuyên buộc bị cáo bồi thường toàn bộ thiệt hại và giao
trả tài sản bị xâm phạm là vật chứng của vụ án cho bị cáo. Xét việc xử lý sai
này xuất phát từ việc chưa phân biệt rõ được hai nội dung là bồi thường thiệt
hại và XLVC. Trong đó, bồi thường thiệt hại là biện pháp tư pháp còn XLVC là
biện pháp tố tụng của CQTHTT được quy định tại Điều 76 BLTTHS. Cho nên, dù bị
cáo đã bồi thường đủ rồi thì tài sản bị hư hỏng là tài sản do phạm tội mà có để
tịch thu tiêu hủy theo điểm c khoản 2 Điều 76 BLTTHS.

 

 NGUYỆT MINH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét