Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

Hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Bài 1: Những dấu hiệu ban đầu 

Bài 2: Dễ phát hiện, khó xử lý!

Bài 3: Làm sao để chống chuyển giá?

 Với các phương thức,
thủ đoạn chuyển giá vượt ra khỏi những quy định hiện hành, công tác chống
chuyển giá hiện vẫn chưa đạt được yêu cầu thực tế đặt ra. Làm thế nào để ngăn
chặn được các hành vi chuyển giá nhằm bảo đảm chống thất thu ngân sách Nhà nước
đang là bài toán cần nhanh chóng có lời giải…

Đánh rắn phải giập đầu!

Mặc dù công tác chống chuyển giá đã được Cục Thuế Bình Dương
lồng ghép vào hoạt động thanh, kiểm tra và bước đầu đã mang lại những tín hiệu
tích cực. Chỉ trong vòng 2 năm (2010-2011) thực hiện chống chuyển giá, tỷ lệ
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (DN FDI) báo lỗ đã giảm so với những năm trước
đó. Tuy nhiên, trên thực tế cơ quan thuế vẫn chưa thể điểm mặt, gọi đích danh
và xử lý bất kỳ một DN FDI nào về hành vi chuyển giá. Kết quả của công tác này
mới chỉ dừng lại ở việc buộc một số DN FDI điều chỉnh giảm lỗ thông qua việc
đấu tranh sự bất hợp lý về giá đầu vào, đầu ra. Ông Võ Thanh Bình, Phó Cục
trưởng Cục Thuế, cho rằng chống chuyển giá không nên chỉ dừng lại ở việc giảm
lỗ mà phải xử lý đúng bản chất của hành vi mới có tác dụng. Nếu năm nay đấu
tranh với DN về bất hợp lý giá đầu vào, đầu ra ở các giao dịch liên kết nhưng
không xử lý hành vi chuyển giá và áp dụng các chế tài xử phạt để răn đe, thì
năm sau DN vẫn sẵn sàng tái diễn hành vi đó".   

Sản xuất dây dẫn điện tại một DN
FDI (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Đại diện Cục Thuế cho biết, năm 2013 ngành thuế địa phương
sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể và này. Căn cứ trên biểu hiện báo lỗ nhiều năm liền
của các DN FDI, cán bộ thuế sẽ tiến hành thu thập hồ sơ, sàng lọc, phân loại,
từ đó tiếp tục lồng ghép công tác chống chuyển giá với nhiệm vụ thanh, kiểm
tra. Khi phát hiện ra các dấu hiệu của giao dịch liên kết ở DN, Tổ chống chuyển
giá (đã được thành lập) sẽ "ra tay". Tuy nhiên, theo ông Bình thì với số lượng
DN báo lỗ lớn, cơ quan thuế khó có thể thanh, kiểm tra hết. Trong quá trình
thực hiện thanh, kiểm tra, cơ quan thuế sẽ đưa các DN FDI có dấu hiệu chuyển
giá vào "tầm ngắm"; đồng thời xem xét điều kiện hoạt động của DN này thế nào,
có sản phẩm để so sánh hay không? Ví dụ, nếu sản phẩm của DN FDI có bán trong
nước hoặc bán cho một công ty độc lập không cùng công ty mẹ hay công ty thuộc
hệ thống công ty mẹ… Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào giá mà DN này bán cho công ty
độc lập hay trong nước để so sánh, từ đó mới có cơ sở để khẳng định hành vi
chuyển giá của DN.

Cần hoàn thiện hành lang pháp lý

"Thông tư 66 chỉ xét về mặt bài bản và tính khoa học nhưng
áp dụng các quy định vào thực tiễn rất khó…", Phó Cục trưởng Cục Thuế Võ Thanh
Bình cho biết. Do chưa có hệ thống dữ liệu phục vụ cho công tác chống chuyển
giá nên các phương pháp xác định giá của Thông tư 66 không phù hợp. Vì thế, cơ
quan thuế hiện mới chỉ chủ yếu dựa trên dữ liệu kê khai, lĩnh vực hoạt động,
ngành nghề của DN để có các bước phân tích, xác định nhân tố ảnh hưởng và đưa
ra các phương án đấu tranh với DN về giá đầu vào, đầu ra với từng DN cụ thể.
Qua đó, buộc DN phải nhìn nhận lại về giá giao dịch với các bên liên kết l�
không theo giá thị trường; đồng thời "động viên" DN tự xác định lại giá trong
giao dịch liên kết theo giá thị trường mà thôi.

Do vậy, ông Bình đề xuất cần phải bổ sung, hoàn thiện thêm
hành lang pháp lý bằng việc quy định, thành lập ra một mức giá thỏa thuận. Khi
DN FDI đầu tư vào sản xuất một sản phẩm nào đó, chính quyền chấp thuận dự án
đầu tư, DN và chính quyền cần đưa ra một mức giá thỏa thuận cho sản phẩm đó.
Mặt khác, với trường hợp các DN FDI đã đi vào hoạt động, sản xuất ra sản phẩm
xưa nay rồi, cũng phải tiến hành quy định mức giá thỏa thuận. Căn cứ trên tổng
thể chi phí đầu vào, DN hình thành mức giá bán ra thỏa thuận mức giá này. Hiện
nay Samsung cũng đang tiến hành đưa ra mức giá thỏa thuận. Chẳng hạn, với seri
của một dòng điện thoại nào đó, mức giá cho dòng sản phẩm này sẽ được thỏa
thuận ở một mức giá nào đó. "Khi đã có mức giá thỏa thuận, cơ quan thuế mới
hoàn toàn đủ cơ sở pháp lý để tiến hành xử lý, áp dụng chế tài xử phạt chứ
không phải đi "động viên" DN như hiện nay…", ông Bình khẳng định.

 Hiện Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng đã chỉ đạo
"làm điểm" chống chuyển giá ở một số lĩnh vực, ngành nghề, qua đó rút kinh
nghiệm để nhân rộng ra các địa phương khác trên cả nước. Theo đó, 5 địa phương
trọng điểm sẽ "làm điểm" 5 lĩnh vực và Bình Dương được chỉ đạo tập trung công
tác chống chuyển giá vào khu vực các DN FDI trong lĩnh vực cơ khí.

 

 THÀNH SƠN

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét