Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính


Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”,”serif”;
mso-fareast-font-family:”Times New Roman”;}

Tích
cực chỉ đạo tăng cường các biện pháp thực hiện cải cách hành chính (CCHC), nâng
cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.

Những
năm gần đây, công tác chỉ đạo, điều hành CCHC luôn được các bộ, ngành và địa
phương quan tâm chỉ đạo, các hoạt động của cơ quan hành chính thường xuyên được
gắn kết với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của CCHC. Công tác chỉ đạo,
điều hành trong CCHC được thể hiện qua một số biện pháp sau:

-
Các bộ, ngành và địa phương đã chỉ đạo xây dựng các chương trình, kế hoạch cải
cách hàng năm, trong đó cũng đã xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm của CCHC gắn
với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, địa phương.

-
Nhiều bộ, ngành và địa phương đã quan tâm chỉ đạo, đề xuất làm thử, thí điểm
tổng kết rút kinh nghiệm đối với các mô hình, các giải pháp mới để nâng cao
hiệu quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ CCHC.

-
Công tác kiểm tra tình hình thực hiện CCHC tại các bộ, ngành, địa phương được
tăng cường thường xuyên hơn; nhiều địa phương đã kết hợp các đoàn kiểm tra,
thanh tra liên ngành để kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện CCHC trên địa bàn;
hàng năm Bộ Nội vụ đều xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn đi kiểm tra tình
hình thực hiện CCHC tại các bộ, ngành và địa phương.

-
Công tác thông tin, tuyên truyền cho CCHC đã được coi trọng tại nhiều bộ, ngành
và địa phương; Bộ Nội vụ đã ban hành các kế hoạch, chương trình phối hợp với
Công đoàn Viên chức Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc
tuyên truyền giáo dục các nội dung của Chương trình tổng thể đến các đoàn viên,
cán bộ công chức.

Mặc
dù vậy, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của CCHC còn gặp nhiều khó khăn, tác
động đến nhiều cơ quan, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Do đó, công tác chỉ
đạo, điều hành về CCHC vẫn còn bộc lộ những hạn chế:

-
Chưa làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ
quan, đơn vị nên chưa tạo ra chuyển biến cần thiết về nhận thức và tinh thần
trách nhiệm của những người trực tiếp thực hiện CCHC. Đội ngũ công chức chuyên
trách làm công tác cải cách chậm được tăng cường. Công tác tuyên truyền Chương
trình tổng thể không thường xuyên liên tục, hiệu quả còn thấp.

-
Kinh phí dành cho thực hiện CCHC ở các cấp còn chưa tương xứng với tầm quan
trọng và yêu cầu. Kinh phí triển khai thực hiện các đề án và nhiệm vụ CCHC chưa
được hướng dẫn thống nhất, chi tiết, còn lúng túng trong bố trí kinh phí thực
hiện các nhiệm vụ CCHC ở các bộ, ngành, địa phương.

Để
khắc phục những hạn chế trên và hướng tới triển khai có hiệu quả Nghị quyết số
30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn
2011-2020, Chính phủ đã đưa ra 7 giải pháp lớn, trong đó giải pháp đầu tiên l�
về tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện CCHC từ Trung ương đến
cơ sở. Ngoài ra, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng, ban hành
và hướng dẫn triển khai Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá CCHC nhằm đánh giá, xếp
hạng kết quả CCHC tại các bộ, ngành và địa phương, đây là công cụ giúp cho các
bộ, ngành và địa phương xác định những ưu thế hay hạn chế của mình để có những
biện pháp chỉ đạo tăng cường công tác CCHC trong thời gian tới. (Còn tiếp)

VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐBQH – HĐND TỈNH

Article source: http://baodongnai.com.vn/vanhoa/201208/Trao-giai-thuong-van-hoc-nghe-thuat-Trinh-Hoai-duc-lan-thu-3-2182861/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét