Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Chủ trương liên kết “3 nhà” và những bài học kinh nghiệm


Bài 1: Một mình chống chiến dịch "lấy thịt đè người"!

Từ chủ trương liên kết
"3 nhà", cộng với tinh thần cầu tiến, ham học hỏi mà chỉ sau một thời gian ngắn,
trình độ sản xuất, năng lực ứng dụng khoa học kỹ thuật của nhà nông đã nhanh
chóng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng khi hiệu quả sản xuất, chất
lượng sản phẩm được nâng lên thì nhiều nông dân – nhất là người chăn nuôi, lại
phải đối mặt với những cái khó mới, trong đó khó nhất vẫn là sức ép cạnh tranh
của các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài.

   Tay nghề, phương pháp
quản lý của các trại chăn nuôi trong nước ngày càng được nâng cao

Người nuôi heo bỏ cuộc!

Ông Nguyễn Văn Anh, chủ trang trại nuôi heo chất lượng cao tại
xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, nói: "Dù đã tiên lượng trước tình hình, chấp
nhận sống chung với khó khăn để tồn tại, nhưng đến giờ này, khi "ánh sáng đã xuất
hiện cuối đường hầm" thì cũng là lúc gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ, không biết
có về đích được hay không!". Trong số những trại nuôi heo tư nhân còn tồn tại đến
giờ này, phần lớn đều là những nhà chăn nuôi giỏi, yêu nghề, có kiến thức, kinh
nghiệm, tiềm lực kinh tế và thường kết hợp giữa sản xuất với chăn nuôi. Đó là vừa
sản xuất thức ăn chăn nuôi (phối trộn cám) với phát triển trại nuôi heo, để vừa
chủ động nguồn thức ăn phù hợp với yêu cầu, chất lượng đàn heo, vừa tiết kiệm
chi phí. Chỉ cần giá cám phối trộn do nhà chăn nuôi làm ra rẻ hơn giá thị trường
100 đồng/kg, mỗi ngày trang trại đã tiết kiệm được tiền triệu. Dẫu vậy, nhiều hộ
chăn nuôi vẫn đành bỏ cuộc vì giá cả bấp bênh và cả vì không chịu nổi sự cạnh
tranh của các tập đoàn chăn nuôi nước ngoài.

Mặc dù chưa có con số thống kê chính thức, nhưng trong số
các tên tuổi chăn nuôi lớn tại đất Bình Dương đã có nhiều người chấp nhận bỏ cuộc
để bảo toàn lực lượng hoặc hết vốn! Ông Nguyễn Văn Anh, nói tiếp: "Từ đầu năm tới
nay, các nhà chăn nuôi đều bị lỗ do giá heo xuống quá thấp. Những người dám
theo nghề đến giờ này đều là những người chủ động được con giống, kỹ thuật, nguồn
thức ăn… Một trại nhỏ như trại của tôi đây, mỗi ngày tiền ăn cho heo cũng lên tới
60 triệu đồng. Cuối năm, giá heo thịt tuy có chuyển biến theo hướng có lợi cho
người chăn nuôi do cạn nguồn heo thịt và đây chính là dịp để những người chăn
nuôi còn lại gỡ vốn. Tuy nhiên, để có vốn tiếp tục đổ vào đàn heo là quá khó, bởi
vay mượn ngân hàng rất khó khăn, trong khi anh em bạn bè đồng nghiệp đều đã kiệt
vốn nên không thể giúp nhau!".

Vì đâu nên nỗi!

Đại biểu HĐND xã Hưng Định, TX.Thuận An Trần Anh Tuấn-một
người chăn nuôi heo lâu năm và có tiếng tại địa phương, nêu câu hỏi: Vì sao 8
tháng qua các sản phẩm chăn nuôi như heo, gà, trứng đều rớt giá thê thảm? Giá
heo hơi từ mức 5,6 triệu đồng/tạ của năm 2011 xuống còn 3,5 triệu đồng/tạ trong
năm 2012 khiến người nuôi heo lỗ khoảng 500.000 đồng/con liên tục hơn 8 tháng
qua là vì sao? Ông Tuấn tự đưa ra thông tin lý giải: "Trước đây, Tập đoàn chăn
nuôi CP của Thái Lan vào Việt Nam, dù mạnh nhưng họ làm ăn rất bài bản theo
phương châm "hai bên cùng lợi ích". Nhờ họ mà trình độ kỹ thuật, tay nghề của người
chăn nuôi lên rất nhanh. Thấy lĩnh vực chăn nuôi tại thị trường Việt Nam làm ăn
được, doanh nhân Trung Quốc bắt đầu tham gia bằng cách mua cổ phần của CP. Đến
cuối năm 2011 thì doanh nhân Trung Quốc gần như làm chủ hoàn toàn Công ty CP với
cổ phần chi phối và thực hiện chiến lược tăng đàn lên 1 triệu heo nái. Việc
tăng đàn, tăng nái nhằm mục đích gì, những người chăn nuôi như chúng tôi đều biết,
nhưng hãy để câu hỏi này cho các nhà hoạch định chiến lược tính toán, nhằm giúp
người chăn nuôi Việt Nam đứng vững ngay trên quê hương mình. Chúng tôi chỉ biết
hiện tại người chăn nuôi hợp tác, gia công cho các tập đoàn chăn nuôi nước
ngoài thì năng lực, tay nghề, phương thức làm việc được nâng lên rất nhiều;
nhưng cùng với các lợi ích đã nêu thì vấn đề môi trường, một gánh nặng rất lớn
mà đất nước chúng ta phải gánh chịu!".

Lỗ 500.000 đồng/đầu heo liên tục 8 tháng qua không phải chỉ
riêng người chăn nuôi Việt Nam gánh chịu mà cả tập đoàn chăn nuôi nước ngoài
cũng chung số phận. Nhưng trước các câu hỏi: Tại sao tự nhiên giá heo cùng các
sản phẩm chăn nuôi khác bỗng nhiên mất giá thê thảm, trong khi nhu cầu thị trường
vẫn bình thường? Nếu là doanh nghiệp chăn nuôi bình thường đầu tư để tìm kiếm lợi
nhuận thì tập đoàn chăn nuôi nước ngoài liệu có đứng vững để tiếp tục thực hiện
chiến lược phát triển đàn nái lên 1 triệu con hay không? Từ đó gợi mở nên suy
nghĩ "Có phải các nước đã dùng quỹ xử lý môi trường từ bản quốc để hỗ trợ cho
các tập đoàn chăn nuôi, nhằm mục đích chuyển ô nhiễm ra nước ngoài, để nhập thịt
sạch, giá rẻ về tiêu thụ trong nước? Nếu đúng như dự đoán nói trên thì đây rõ
ràng là chiến lược cạnh tranh "lấy thịt đè người" mà những nhà chăn nuôi nhỏ lẻ
như chúng tôi sẽ khó có cơ hội cạnh tranh", ông Tuấn tự vấn.

Bài 2: Cần tạo mối liên kết bền vững

 DUY CHÍ



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét