Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Công bố nhiều tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Sáng 8-1,
UBND huyện đảo Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng công
bố Bộ sưu tập bản đồ và Atlas do ông Trần Thắng – Chủ tịch Viện Văn hóa và giáo
dục Việt Nam
tại Hoa Kỳ sưu tầm và gửi tặng.

 Đà Nẵng
công bố bộ sưu tập bản đồ cổ liên quan đến chủ quyền biển đảo
Việt Nam  

Bộ sưu tập
này gồm 150 bản đồ, gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản. Cụ thể là 80 bản đồ
do các nước Anh, Đức, Australia, Canada, Mỹ và Hồng Công xuất bản trong thời
gian từ 1626 đến 1980 xác nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam;
50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam; 10 bản đồ
hàng hải Hoàng Sa và Trường Sa có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng
lãnh hải của Việt Nam; 10 bản đồ châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa, Trường
Sa nằm trong vùng lãnh hải Việt Nam.

Ba cuốn
Atlas xuất bản năm 1908, 1919, 1933, cụ thể: Cuốn Atlas of Chinese Empire -
Trung Quốc địa đồ, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh, bao gồm một bản đồ tổng thể
vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc và 22 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc. Các bản
đồ đều có kích thước 31cm x 41cm. Đây là Atlas chính thức, được in lần đầu tại
Trung Quốc với số lượng in có hạn;

Cuốn Atlas
Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ do Tổng cục Bưu chính, thuộc Bộ
Giao thông vận tải của Trung Hoa dân quốc in tại Nam Kinh năm 1919, với ba thứ
tiếng Trung-Anh-Pháp gồm một bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc v�
46 bản đồ vẽ các tính Trung Quốc, kích thước 61cm x 71cm.

Cuốn Atlas
Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ được xuất bản năm 1933 với ba thứ
tiếng Trung, Anh, Pháp, bao gồm một bản đồ tổng thể vẽ toàn bộ lãnh thổ Trung
Quốc và 29 bản đồ vẽ các tỉnh của Trung Quốc, kích thước 61cm x 71cm.

Cả ba cuốn
atlas này đều không có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiến sĩ Trần
Đức Anh Sơn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế -Xã hội Đà Nẵng
khẳng định: Bộ sưu tập bản đồ và atlas do ông Thắng trao tặng Đà Nẵng là những
tài liệu quý, góp phần khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa. Đây cũng là những tài liệu lịch sử quý, giúp cho việc nghiên cứu về
lịch sử Việt Nam
nói chung và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng.

Theo ông Huỳnh
Đình Quốc Thiện, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, hiện UBND TP Đà Nẵng đã cho
phép UBND huyện đảo Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng,
Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm quy mô về bộ sưu tập quý này.

Công tác
chuẩn bị cho triển lãm đang được gấp rút tiến hành. Trong đó, khâu quan trọng
nhất là việc scan toàn bộ các bản đồ, atlas quý này để trưng bày tại triển lãm.

Dự kiến,
triển lãm sẽ diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán 2013.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét