Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Giá lại “đỏng đảnh”!


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Khoảng nửa tháng trước đây ai cũng phấn khởi hy vọng với sự
hỗ trợ bình ổn giá một số mặt hàng của Nhà nước và các đơn vị, doanh nghiệp thì
giá cả thị trường tết năm nay sẽ bớt "nhảy múa" để người tiêu dùng đỡ lo. Thế
nhưng mấy ngày cuối tuần dạo chợ, mới thấy rằng niềm hy vọng ấy rất mong manh
vì còn hơn 10 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, nhưng giá cả thị
trường đã bắt đầu có dấu hiệu "đỏng đảnh".

Không chỉ ở các chợ trung tâm như chợ Thủ Dầu Một, chợ Lái
Thiêu (TX.Thuận An), chợ Dĩ An (TX.Dĩ An), các chợ tạm, chợ di động… mà cả tại
một số siêu thị, trung tâm thương mại giá cả nhiều loại hàng hóa đã có dấu hiệu
tăng lên: từ thịt, trứng, cá, các loại rau, củ, trái cây, bánh mứt đến rượu,
bia, nước giải khát… Trước tình trạng này, nhiều người lo xa e ngại rằng khi
đến những ngày cận tết giá có thể tiếp tục nhảy múa "hăng" hơn, nên mấy ngày
này họ đã tranh thủ đi mua trước những thứ có thể để lâu như bánh, mứt, nước
ngọt, bia, đường, sữa, dầu ăn, thực phẩm khô… cho an tâm.

Hỏi vì sao giá tăng, nhiều người kinh doanh cho biết do các
chợ đầu mối, các thương lái, các công ty giao hàng giá tăng lên, nên họ phải
tăng giá – thì người mua cũng đành chịu chứ "thắc mắc này biết phải hỏi ai".
Cách đây mấy hôm, giá thịt heo cao nhất khoảng 120.000 đồng/kg thì nay tăng lên
khoảng trên dưới 130.000 đồng/kg, thịt bò cũng vậy; rau củ thì tăng bình quân
6.000 – 8.000 đồng/kg kèm theo lời nhắn nhủ: "vài ngày tới chắc còn tăng nữa…".

Mới đây, giá bia ở một số nơi đã tăng đột ngột làm những ai
có thói quen hay gặp gỡ, chúc tụng bằng hữu mấy ngày xuân bằng những ly bia
tình nghĩa đã và đang lo lắng. Trong khi các nhà sản xuất bia vẫn luôn khẳng
định nguồn cung dồi dào, nhà máy đã chạy hết công suất, lượng bia chắc chắn đáp
ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp tết… thì các đại lý lại lấy lý do nguồn cung
khan hiếm để tăng giá bán. Được biết có tình trạng này là do hầu hết các nh�
sản xuất và nhà phân phối bia đều đang áp dụng hình thức kinh doanh mua đứt bán
đoạn. Từ đó khi hàng đã xuất ra, nhà sản xuất không thể kiểm soát được đại lý
bán ở mức giá nào nên đại lý muốn tăng giá bao nhiêu cũng được và người tiêu
dùng vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi đối với chiêu trò tăng giá này!

Những ngày tết cổ truyền của dân tộc đang đến gần, nhu cầu
mua sắm của mọi người, mọi nhà đang ngày càng tăng, tình trạng lợi dụng dịp tết
để nâng giá hàng hóa khó mà tránh khỏi. Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần sớm
vào cuộc để góp phần hạn chế tình trạng khan hiếm hàng giả tạo nhằm nâng giá
hàng hóa, bắt chẹt người tiêu dùng bởi số lượng hàng hóa được Nhà nước hỗ trợ
để bình ổn giá thì có giới hạn mà nhu cầu mua sắm, tiêu dùng trong dịp tết của
người dân thì rất cao… Còn mỗi người chúng ta, hãy tập làm người tiêu dùng
thông minh: mua hàng hóa có nguồn gốc, có nhãn mác, mua sắm những gì mình và người
thân cần thiết sử dụng… để khỏi thâm lạm "ngân sách gia đình" sau những ngày
tết!

 

 VÕ HƯƠNG  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét