Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Việc triển
khai lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi hiến pháp là
hoạt động mà cán bộ nhà nước và nhân dân rất quan tâm

 Về vấn đề
thẩm quyền và nhiệm vụ của hội đồng hiến pháp được đề cập trong Dự thảo sửa đối
hiến pháp năm 1992, Luật sư Trần Cảnh Nhất, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng nêu
ý kiến: Trong dự thảo có đặt ra một vấn đề là hội đồng hiến pháp và trong đó có
quy định một số nhiệm vụ. Nhưng theo tôi, nhân đợt sửa đổi hiến pháp lần này
thì nên nới rộng thẩm quyền của hội đồng hiến pháp. Chính khi chúng ta nâng cao
được nhiệm vụ của hội đồng bảo hiến này thì mới giúp cho nhân dân giám sát được
việc tuân thủ hiếp pháp và pháp luật. Và cũng giúp cho nhân dân có một công cụ
hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình trước các hành vi vi hiến.

Còn ông
Nguyễn Thuận, Phó Chủ tịch hội Luật gia thành phố Đà Nẵng, cho rằng việc tổ
chức lấy ý kiến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân về dự thảo sửa đổi
Hiến pháp năm 1992 là việc làm rất có ý nghĩa: Việc triển khai lấy ý kiến nhân
dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992 là
hoạt động mà cán bộ nhà nước và nhân dân rất quan tâm. Bởi vì họ mong
muốn sự đổi mới cụ thể của đất nước trước tiên qua hiến pháp. Việc đưa hiến
pháp ra toàn dân góp ý là phù hợp với trào lưu trên thế giới. Tức là làm thế nào
các cơ chế pháp luật có sự tham gia của người dân. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng
mở rộng đối tượng tham gia góp ý đến tận người dân thì mới nghe được ý kiến của
nhân dân.

Tại Sơn La,
tham gia ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ông Đinh Công Sỹ, phó
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La nói: "Việc lấy ý kiến của nhân dân vào dự
thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 là hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi vì
thông qua việc lấy ý kiến này chính là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của
nhân dân và nhân dân có thể thể hiện được những quan điểm, nguyện vọng, cũng
như mong muốn của mình vào các vấn đề lớn được thể hiện trong Hiến pháp. Từ
việc tiếp xúc cử tri các dân tộc tỉnh Sơn La trong thời gian qua cũng như với
những nghiên cứu của cá nhân, trong thời gian tới đây với tư cách là đại biểu
Quốc hội và là thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La, tôi cũng sẽ tham
gia đóng góp ý kiến một số vấn đề liên quan trực tiếp đến các điều khoản của Hiến
pháp như các vấn đề Liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân. Đây là bước tiến rất quan trọng của bản Hiến pháp năm 1992. Vấn đề
tiếp theo là việc xây dựng bộ máy chính quyền địa phương, đặc biệt là hệ thống
cơ quan Ủy ban nhân dân từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường, thị trấn để làm sao
trong thời gian tới các quy định về bộ máy chính quyền địa phương phải hết sức
cụ thể, năng lực hoạt động của bộ máy này có hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Tôi cũng quan tâm việc bổ sung thêm 3 thiết chế mới trong dự thảo sửa đổi Hiến
pháp, đó là Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia và thiết chế về kiểm
toán Nhà nước. Với thiết chế về Hội đồng Hiến pháp thì tôi cho rằng đây là một
trong những bước tiến để tiếp tục thực hiện cơ chế bảo  hiến của nước ta từ trước tới giờ, và tôi rất
ủng hộ việc dự thảo sửa đổi Hiến pháp bổ sung thêm nội dung này. Ngoài ra, tôi
cũng rất ủng hộ việc quy định về chế độ kinh tế của chúng ta là không khẳng
định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước mà là bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế hiện nay đã được khẳng định. Tôi rất ủng hộ quan điểm này".

Theo VOV



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét