Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Hội nghị toàn quốc lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Việc lấy ý
kiến nhân dân lần này được triển khai trên phạm vi rộng, thành phần tham gia đa
dạng, diễn ra trong 3 tháng.

 Sáng 8-1,
tại Hà Nội diễn ra Hội nghị toàn quốc triển khai việc tổ chức lấy ý kiến nhân
dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Chủ trị Hội nghị gồm ông Nguyễn Sinh Hùng, Ủy
viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992; ông Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Ủy
viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên
Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992; ông Uông Chu Lưu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch
Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Phát biểu
khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, lấy ý kiến
nhân dân là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân
đối với các vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện để người dân có thể thể hiện
các quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với
từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp.

Đây là đợt
sinh hoạt chính trị – pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến,
truyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với
việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng, thi hành Hiến pháp.

Hội nghị đã
nghe báo cáo của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu về những nội dung cơ bản
của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó nêu rõ, Dự thảo Hiến pháp sau
khi sửa đổi, bổ sung có 11 chương, 124 điều. So với Hiến pháp năm 1992, Dự thảo
giảm 1 chương, 23 điều, giữa nguyên 14 điều; sửa đổi, bổ sung 99 điều và bổ
sung 11 điều mới.

Nội dung
lấy ý kiến là toàn bộ Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1992, bao gồm: Lời nói đầu;
chế độ chính trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh
tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc;
bộ máy Nhà nước; hiệu quả của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ
thuật trình bày các quy định của Hiến pháp.

Đối tượng
lấy ý kiến bao gồm tất cả các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam
định cư ở nước ngoài; các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và địa phương.

Phát biểu
tại Hội nghị, ông Đinh Thế Huynh Ủy viên Viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, tổ chức lấy ý kiến nhân dân
về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc làm thể hiện sự thấm nhuần và thực hiện
bài học sâu sắc về "đổi mới phải dựa vào dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp
với thực tiễn, luôn sáng tạo", "đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân"; thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân; để nhân dân
trở thành chủ thể tích cực tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật và thực hiện
Hiến pháp, pháp luật.

Việc lấy ý
kiến nhân dân lần này được triển khai trên phạm vi rộng, thành phần tham gia đa
dạng; diễn ra trong 3 tháng, do đó ông Đinh Thế Huynh, chỉ đạo cần khẩn trương
triển khai kế hoạch truyên truyền, động viên nhân dân tập trung đóng góp ý kiến
theo đúng thời gian để Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tổng hợp trình
Hội nghị Trung ương 7 tháng 4-2013, trình xin ý kiến Quốc hội cuối tháng 5-2013.
Mặt khác, cần tập hợp những ý kiến tiếp tục đóng góp sau thời điểm trên cho đến
khi Dự thảo chính thhức được thông qua.

Theo VOV



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét