Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Điểm tựa ý nghĩa cho người khuyết tật


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Có một chương trình giúp người khuyết tật (NKT) rất ý nghĩa
là phục hồi chức năng (PHCN) tại cộng đồng. Nghĩa là, NKT sẽ được lập hồ sơ
theo dõi, có cộng tác viên (CTV) y tế đến nhà giúp điều trị bằng vật lý trị
liệu… Khi bệnh nặng giới thiệu lên tuyến trên như bệnh viện PHCN tỉnh để khám,
chữa bệnh tốt hơn…

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt ở xã
Định An, Dầu Tiếng, một trong những gia đình có NKT đang được CTV y tế ở xã
chăm sóc định kỳ. Chị Nguyễn Thị Ánh Hồng, bệnh nhân (BN) con bà Nguyệt năm nay
46 tuổi bị mắc chứng bệnh tâm thần. Suốt ngày chị Hồng chỉ cười, không nói gì.
Nụ cười vô thức không làm vui lòng người đối diện mà gây nên nỗi thương cảm,
xót xa. Ba chị kể: "Thỉnh thoảng, buồn giận chuyện gì là nó nổi khùng lên một
lúc. Nó chỉ cười mà không nói năng gì. Có con như thế, lòng ba mẹ nào không
rầu? 3 đứa con khác đều bình thường, có gia đình ở riêng. Vợ chồng tôi chăm nó
46 năm nay như chăm con dại vậy đó. May mà có mấy anh chị ở địa phương đến
giúp, nhắc nhở chúng tôi cho con uống thuốc đúng lịch trình và theo dõi thường
xuyên bệnh tật của nó chứ không còn khổ nữa".  

 Anh Lê Văn Đỡ đang
trao đổi với nhân viên y tế trước khi đến nhà giúp NKT phục hồi chức năng

Ở xã Định An, có nhiều CTV y tế đến từng thôn ấp để giúp NKT
như thế. Anh Trần Nghiêm, ở ấp Chiến Thắng, sinh năm 1964 đã có 10 năm làm CTV
y tế, nhận chăm sóc cho hàng chục NKT tại nhà. Điều đáng trân trọng hơn khi bản
thân anh là một thương binh nhưng anh quên đi nỗi đau, sự bất tiện của mình để
giúp NKT. Anh Nghiêm kể: "Năm 1978, tôi đi nghĩa vụ quân sự tại chiến trường
Campuchia. Năm 1986 bị thương, là thương binh 2/4. Sau khi xuất ngũ, về nhà lập
gia đình nhưng vợ chồng chúng tôi không có con. Ở không buồn lắm và nghĩ ngợi
nhiều thêm mệt. Tôi nhìn quanh và nhận thấy nhiều người khổ hơn mình. Đó l�
những NKT bị tâm thần, mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Tôi đến làm bạn với
họ và giúp đỡ họ"… Với suy nghĩ nhẹ nhàng, chất phác vậy, anh đã chăm sóc cho
BN Sơn, bị động kinh, BN Nghĩa, bị tâm thần… Nhiều BN khác cũng được anh Nghiêm
ghi hồ sơ đầy đủ. Có khi công việc gặp khó khăn khi BN bất hợp tác. Mới thấy
anh vào sân, BN la hét, rượt đuổi khiến anh chống nạng đi không kịp! Nhưng sau
anh cũng quay lại khi BN đã bình tâm hơn… Cứ miệt mài như thế, anh Nghiêm còn
tham gia các chương trình y tế cộng đồng khác như tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống suy dinh dưỡng…

Anh Lê Văn Đỡ ở ấp An Phước, xã Định An, sinh năm 1957 cũng
có 14 năm làm CTV y tế thôn ấp. Hiện anh chăm sóc cho BN Cao Đình Tuấn bị bệnh
tâm thần. BN này trước đây không ăn uống gì được, mọi sinh hoạt đều có người
thân lo giúp. Sau một thời gian anh Đỡ đến chăm sóc và PHCN. Tuấn đã tự ăn
uống, biết chăm lo cho bản thân mình. Hàng tuần, anh Đỡ đều đặn đến nhà dặn dò
cách thức tập vật lý trị liệu cho BN Tuấn cũng như những NKT

 khác ở địa phương. Kỷ
niệm mà anh Đỡ nhớ nhất là lần giúp cho BN Nguyễn Thị Hồng đi "sửa mắt lé". Cô
bé Hồng từ nhỏ đã bị sụp mí mắt và… lé nặng nề. Gia đình không chữa trị gì với
suy nghĩ "trời sinh sao chịu vậy"! Anh Đỡ đã vận động gia đình cho cô bé đi
điều trị và "chỉnh hình" tại bệnh viện PHCN tỉnh. Tiền xe cộ, thuốc men anh Đỡ
cũng đi vận động người hảo tâm giúp vì nhà bé Hồng quá nghèo. Giờ đây Hồng đã
18 tuổi và không còn tự ti bởi những khiếm khuyết của bản thân.

Bác sĩ Lại Văn Thăng, Trưởng khoa PHCN Bệnh viện PHCN tỉnh
nói: "Công việc của những CTV y tế cơ sở thầm lặng vậy thôi nhưng rất quan
trọng. Chương trình PHCN tại cộng đồng có thành công hay không dựa vào sự nhiệt
tình của những người này. Số tiền phụ cấp hàng tháng không nhiều nhưng họ làm
bằng cái tâm, bằng niềm vui được giúp NKT hòa nhập cộng đồng". Bác sĩ Thăng
cũng cho biết thêm, hiện chương trình đã triển khai đến 7 huyện, thị, thành phố
và hy vọng, NKT sẽ ngày càng được ngành y tế cũng như toàn xã hội quan tâm để
cuộc sống của họ bớt khó khăn hơn…

 

 Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng giai đoạn
2011-2015 của UBND tỉnh Bình Dương nhằm mục đích bảo đảm cho mọi NKT được chăm
sóc toàn diện về văn hóa, y tế, giáo dục và việc làm, từng bước nâng cao chất
lượng cuộc sống cho NKT. Xã hội hóa công tác PHCN, phát hiện và PHCN sớm, dự
phòng khuyết tật. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong PHCN. Mục
tiêu cụ thể như sau: Trên 95% NKT cần PHCN được mở hồ sơ PHCN dựa vào cộng
đồng, trên 50% NKT mở hồ sơ để phục hồi được hội nhập; động viên 70% trẻ khuyết
tật ở độ tuổi đi học đến trường; động viên 90% gia đình có NKT mở hồ sơ phục
hồi tham gia PHCN dựa vào cộng đồng; trên 95% NKT cần dụng cụ trợ giúp được cấp
dụng cụ; động viên 80% NKT tham gia sinh hoạt tại cộng đồng; động viện, tạo
điều kiện cho NKT ở độ tuổi lập gia đình kết hôn.

 

 QUỲNH NHƯ

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét