Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Quản lý nhà nước về tôn giáo: Chuyển biến tích cực


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

<![CDATA[

]]>

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Bằng việc cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về
tín ngưỡng, tôn giáo, công tác quản lý Nhà nước (QLNN) ở Bình Dương tiếp tục
gặt hái nhiều thành quả, tạo đà cho các tôn giáo phát triển hòa hợp, đoàn kết,
ổn định trên tinh thần đưa tôn giáo vào đời sống để xây dựng cộng đồng xã hội
ngày càng văn minh, hiện đại. 

 Hội thảo Hoằng pháp
toàn quốc – sự kiện tôn giáo lớn được tổ chức ở Bình Dương trong năm 2011

Tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động

Tại hội nghị tổng kết công tác QLNN về tôn giáo năm 2012 mới
đây, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Liêm nêu rõ:
"Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách mới về QLNN về tôn giáo thể
hiện rõ sự quan tâm và tầm quan trọng của QLNN về tôn giáo. Để làm tốt công tác
này, Ban Tôn giáo tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật đến các
chức sắc tôn giáo để họ nắm bắt kịp thời các chính sách, chủ trương, pháp luật
của Nhà nước, tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển đúng hướng".

Một trong những nhân tố tạo nên thành công trong công tác
QLNN về tôn giáo ở Bình Dương chính là sự liên kết, gần gũi, gắn bó chặt chẽ
của cơ quan QLNN với các tôn giáo, từ đó tạo sự đồng thuận của các tôn giáo
trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý và phát triển tôn giáo của địa
phương, cơ quan QLNN về tôn giáo. Các cơ quan này đã tổ chức tuyên truyền phổ
biến pháp luật, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thăm hỏi, động viên, khuyến
khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo truyền thống dân
tộc và nghi thức tôn giáo như Đại hội Phật giáo, lễ Phục sinh, Giáng sinh,
phong chức, bổ nhiệm, sửa chữa các cơ sở thờ tự, thuyên chuyển chức sắc các tôn
giáo, lễ hội rằm tháng giêng, lễ Phật đản, An cư kiết hạ, lễ Vu lan… Trong năm,
Ban Tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở phối hợp cùng với Trung tâm bồi dưỡng chính trị
tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 121 chức sắc, chức
việc; ban hành 87 văn bản và tham mưu 38 văn bản cho UBND tỉnh giải quyết những
vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo

Qua 20 năm thành lập và phát triển, ngành QLNN về tôn giáo
của tỉnh đã thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước đối với các vấn đề của
tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của
Đảng, hăng hái thi đua "sống tốt đời, đẹp đạo", chung tay xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân. Để có những thành quả của ngày hôm nay, bên cạnh sự quan tâm
chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chính quyền các cấp, còn nhờ đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo ngày càng được nâng cao về chất lượng. Ban Tôn giáo đã vận
dụng các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, thường xuyên
gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, chức việc các tôn giáo, từ
đó tạo được sự đồng thuận trong đồng bào các tôn giáo với chính quyền.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Trần Đức
Thịnh cho biết: "Nhằm làm tốt hơn nữa công tác tôn giáo trong thời gian tới,
đội ngũ cán bộ ngành QLNN về tôn giáo sẽ tăng cường công tác đào tạo, rèn luyện
theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng,
tạo sự đồng đều trong nhận thức và năng lực quản lý các tôn giáo của cán bộ
ngành, nhất là ở cấp cơ sở. Căn cứ vào Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày
15-8-2011 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Ban Tôn giáo tỉnh, ngành đã xây dựng đề án quy hoạch cán bộ và hướng đào tạo
đội ngũ cán bộ của Ban Tôn giáo giai đoạn 2012-2020. Đến nay, bộ máy của ban đã
được kiện toàn và tiếp tục hoàn thiện bổ sung trong thời gian tới nhằm đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới".

 


- Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy NGUYỄN THANH LIÊM: "Đảng
và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện sinh hoạt lễ nghi của
mình"

Các tôn giáo sẽ tiếp tục phát triển,
do xuất phát từ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của nhân dân, các giá trị văn hóa
và nhân văn của các tôn giáo (nhiều cơ sở thờ tự là công trình văn hóa)… đòi
hỏi sự quản lý tốt hơn nữa của Nhà nước. Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện
cho các tôn giáo thực hiện sinh hoạt lễ nghi của mình, phát triển tín đồ, điều
khiển công tác, sửa chữa xây dựng cơ sở thờ tự đúng theo quy định. Tuy nhiên,
cũng sẽ nghiêm cấm và kiên quyết xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lợi
dụng tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, kích động, cố tình vi phạm pháp
luật.

- Nguyên Trưởng ban Tôn giáo chính quyền tỉnh VÕ XUÂN TRUYỆN: "Cán bộ làm
công tác tôn giáo phải không ngừng nâng cao năng lực quản lý về tôn giáo"

Nói về công tác tôn giáo của tỉnh
nhà, tôi rất mừng vì luôn có sự đoàn kết thống nhất, góp phần ổn định chính
trị, tín ngưỡng của nhân dân trong suốt thời gian qua. Điều đó thể hiện sự đồng
thuận cao của các tôn giáo, tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Trong tình
hình hiện nay, để đáp ứng tốt công tác QLNN về tôn giáo đòi hỏi người cán bộ
làm công tác tôn giáo phải không ngừng nâng cao trình độ, năng lực quản lý về
tôn giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của bà con nhân dân được tốt hơn.



 - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng
ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thượng tọa THÍCH HUỆ THÔNG: "Tôn giáo tỉnh nhà ổn
định phát triển trong thời đại mới"

Chúng tôi rất phấn khởi với sự quan
tâm sâu sắc, gắn bó mật thiết của Đảng và Nhà nước trong việc đồng hành cùng
với sự phát triển của giáo hội. Chúng tôi luôn nỗ lực phát động, xây dựng khối
đại đoàn kết trong cộng đồng Phật giáo, thực hành lối sống tốt đời đẹp đạo, góp
phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển ổn định của tỉnh nhà trong bối
cảnh và thời đại mới.

 - Giám mục Giáo phận Phú Cường Nguyễn Tấn Phước: "Mối liên hệ giữa giáo
hội và chính quyền là nhân tố của sự phát triển bền vững"

Bản thân chúng tôi đã từng sống và
phục vụ ở Bình Dương trong nhiều năm. Chúng tôi cảm nhận được sự tiến bộ trong
công tác QLNN về tôn giáo của tỉnh nhà, thể hiện qua sự quan tâm, hướng dẫn tận
tình, tạo nên mối liên hệ thân thiết và gần gũi giữa giáo hội và chính quyền,
nhờ đó làm cho mọi thứ trở nên hoàn thiện và đầy đủ hơn.

• NGỌC TRINH

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét