Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Xóa đói giảm nghèo: Có kết quả nhưng vẫn còn thách thức


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Ngày 24-1, Ngân hàng Thế giới
(WB) công bố báo cáo "Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn
tượng của Việt Nam
về giảm nghèo và những thách thức mới".

  Chương trình 135 có tác động giảm nghèo
hiệu quả ở khu vực đồng bào dân
tộc thiểu số.
Theo báo cáo này, tỷ lệ nghèo ở
Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990 – 2010) với khoảng
30 triệu người. Tuy nhiên, bất ổn vĩ mô, những cú sốc bên ngoài và bất bình
đẳng đang đặt ra những thách thức mới. 30 triệu người Việt Nam đã thoát
nghèo trong vòng hơn hai thập kỷ qua.

Bên cạnh đó, Việt Nam
cũng đạt được thành tựu ấn tượng về giáo dục và y tế. Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu
học của người nghèo hơn 90% và ở bậc trung học cơ sở là 70%.

Trình độ học vấn tăng và sự đa
dạng hóa các hoạt động phi nông nghiệp, cơ hội làm việc ở công trường, nhà máy…
đóng góp tích cực cho xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam.

Theo bà Valerie Kozel, Chuyên gia
Kinh tế cao cấp của WB và là tác giả chính của báo cáo trên, với mức độ đô thị
hóa nhanh, nghèo đô thị cũng trở thành thách thức mới ở Việt Nam. Số dân nông
thôn di cư ra thành thị để làm việc trong khu vực tư nhân và dịch vụ gia tăng,
chủ yếu là những công việc không chính thức và không có phúc lợi xã hội như bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

Dù đạt được những tiến bộ đáng kể
nhưng nhiệm vụ giảm nghèo của Việt Nam vẫn đang đối diện nhiều thách
thức.

Những cải cách theo cơ chế thị
trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững đóng vai trò quan trọng đối
với thành công xóa nghèo của Việt Nam và được củng cố bởi các chính sách đảm
bảo công bằng trong cung cấp các dịch vụ cơ bản, sử dụng đất và đầu tư cơ sở hạ
tầng để người nghèo có cơ hội tiếp cận rộng rãi hơn.

"Quan trọng là làm sao để tăng
trưởng mang lại lợi ích cho mọi nhóm dân, bằng cách mở rộng đầu tư vào khu vực
nông thôn và tăng năng suất lao động nông nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp sản
xuất sử dụng nhiều lạo động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ", đại diện WB nhấn
mạnh.

Về phía Việt Nam, Chính phủ đã triển khai tích
cực các chương trình xóa đói giảm nghèo. Theo Báo cáo "Tác động của Chương
trình 135 giai đoạn II (2006-2010) do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
(UNDP) phối hợp với Ủy ban Dân tộc công bố vào cuối năm 2012, tỷ lệ nghèo ở
nhóm dân tộc thiểu số giảm 8% trong 5 năm qua, đặc biệt ở nhóm dân tộc Mông
giảm tới 24,3%. Thu nhập của hộ thuộc nhóm dân tộc thiểu số tăng khoảng 20% sau
5 năm. Điều kiện về nhà ở được cải thiện đáng kể, tỷ lệ sử dụng điện tăng từ
68,6% năm 2007 lên 83,6% năm 2012…

Tuy nhiên, theo bà Valerie Kozel,
đạt được kết quả đáng ghi nhận nhưng công cuộc xóa nghèo vẫn còn nhiều thách
thức. Trong đó, tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc thiểu số vẫn cao. Cụ thể, năm
2010, 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm chưa tới 15% dân số quốc gia nhưng lại
chiếm tới gần 50% số người nghèo cả nước.

Theo Chinhphu.vn



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét