Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Tăng mức phạt, có giảm tai nạn?


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam lâu nay được xem như
một quốc nạn. Mỗi năm, cả nước có hơn chục ngàn người chết do TNGT. Số người bị
thương, bị thương dẫn đến mang thương tật suốt đời còn lớn hơn nhiều. TNGT l�
thảm họa cho gia đình và xã hội cả về con người và vật chất. Có người ví, số
người chết do TNGT còn hơn cả chiến tranh gây ra. TNGT ở mức cao, có lúc gia
tăng đột biến tồn tại đã nhiều năm. Và cũng trong nhiều năm qua, chúng ta đã hô
hào, cả hệ thống chính trị cùng chung tay vào cuộc, nỗ lực kéo giảm TNGT nhưng
hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

 Để kiềm chế TNGT, một trong những giải pháp có tính răn đe
là tăng mức phạt các hành vi vi phạm luật lệ giao thông. Mới đây, Chính phủ ban
hành Nghị định 71/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
34/2010/NĐ-CP. Nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu là tăng mức phạt đối với các
hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Cụ thể là các vi phạm chở quá số
người cho phép, điều khiển xe khi nồng độ cồn vượt quá quy định, chạy xe quá
tốc độ. Đáng chú ý, theo nghị định mới này có trường hợp vi phạm bị phạt gấp từ
1 – 2 lần, thậm chí đến 3 lần. Chẳng hạn: Điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy
định từ 5km đến dưới 10km/ giờ phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng (mức phạt cũ
từ 300.000 – 500.000 đồng); chạy quá tốc độ quy định từ 10 – 20km/giờ phạt tiền
từ 2 – 3 triệu đồng (mức phạt cũ từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng); chạy quá
tốc độ quy định trên 35km/giờ phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng (mức phạt cũ từ 4
- 6 triệu đồng) và tước giấy phép lái xe 60 ngày. Điều khiển mô tô, xe máy chạy
quá tốc độ quy định trên 20km/giờ phạt tiền từ 2 – 3 triệu đồng (mức phạt cũ từ
500.000 – 1 triệu đồng)…

 Ở các thành phố lớn, giao thông thường phức tạp hơn ở các
tỉnh lẻ. Nhưng TNGT ở tỉnh lẻ lại xảy ra ở mức độ nghiêm trọng hơn, nhất l�
trên các tuyến quốc lộ. Nhiều ý kiến đề nghị Nhà nước tăng mức phạt mới đủ sức
răn đe và để giảm thiểu TNGT. Và việc tăng mức xử phạt cũng đã được áp dụng ở một
số thành phố. Trong 3 năm (2009, 2010, 2011), tổng tiền phạt vi phạm luật lệ
giao thông thu được lên tới hơn 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận l�
trong 3 năm đó, số vụ vi phạm luật lệ giao thông lại liên tục tăng kể cả ở
những thành phố được cho phép áp dụng mức phạt tiền cao hơn. Vấn đề đặt ra l�
tại sao tăng mức phạt nhưng TNGT cũng không giảm?

Đúng! Tăng mức phạt là để răn đe, một trong những giải pháp
để giảm thiểu TNGT. Ở một số quốc gia trên thế giới, người ta cũng áp dụng mức
phạt rất nặng đối với người vi phạm luật lệ giao thông. Nhưng chuyện ở xứ người
và ở ta lại có những điều khác. Một đại biểu Quốc hội có ý kiến: Vấn đề cơ bản
là cần đánh giá hiệu lực công tác quản lý Nhà nước và đội ngũ thực thi công vụ
ở lĩnh vực giao thông; dư luận lưu ý, mức phạt càng cao, cưa đôi càng dễ! Hoặc
có ý kiến: Nếu xem phạt nặng để có nguồn thu và việc sử dụng tiền từ nguồn thu
để chi hỗ trợ lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông, trang bị
phương tiện như quy định của Bộ Tài chính thì không nên; hoặc để "cải thiện đời
sống" cho các lực lượng thực thi công vụ thì lại càng không được.

Như vậy, vấn đề không phải là mức phạt cao hay thấp mà l�
việc xử phạt có nghiêm hay không?

NHẬT HUY



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét