Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

“Nuôi heo đất” tiếp sức cho bạn nghèo


Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt;
mso-para-margin:0cm;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Những phong trào quyên góp như kế hoạch nhỏ, nuôi heo đất
giúp bạn nghèo ở trường THCS Chánh Nghĩa (TP.TDM) lâu nay đã trở thành một
trong những hoạt động thường niên. Không chỉ mang tính giáo dục cao mà qua các
phong trào còn giúp học sinh hình thành được ý thức, trách nhiệm đối với cộng
đồng.

San sẻ khó khăn

Vào đầu mỗi năm học, phong trào nuôi heo đất được Ban giám
hiệu nhà trường phổ biến cho học sinh và giáo viên các lớp. Theo đó, mỗi lớp
chuẩn bị một con heo đất riêng và hàng ngày, học sinh có điều kiện thì sẽ tiết
kiệm từ tiền ăn sáng để cho "heo ăn". Tùy theo khả năng, việc ủng hộ hoàn toàn
dựa trên tinh thần tự nguyện và khả năng của mỗi học sinh. Em Nguyễn Thúy Hà,
học lớp 6A1 tâm sự: "Mỗi lần có tiền bố mẹ cho ăn sáng hay tiêu vặt, em đều
trích ra một ít để dành bỏ vào heo đất của lớp. Em thấy phong trào nuôi heo đất
thật có ý nghĩa, rèn luyện cho chúng em được tính tiết kiệm và biết yêu thương
bạn bè nhiều hơn". Với tinh thần đó, phong trào nuôi heo đất ngày càng được sự
hưởng ứng nhiệt tình của các em học sinh và giáo viên của trường.  

Đại diện các lớp nhận heo đất đầu năm học mới

Mỗi năm, nhà trường tổ chức khui heo đất hai lần vào dịp
trước Tết Nguyên đán và gần cuối năm học, bình quân được khoảng 12 triệu đồng.
Qua nhiều năm triển khai, tính đến nay, tổng số tiền thu được qua phong trào nuôi
heo đất đã lên đến hàng chục triệu đồng và giúp đỡ được hàng chục em có hoàn
cảnh khó khăn vươn lên trong học tập. Sau mỗi lần khui heo đất, nhà trường tổ
chức thông báo trước toàn trường để bảo đảm tính công khai, minh bạch. Đồng
thời, những lớp thực hiện tốt phong trào sẽ được nhà trường tuyên dương nhằm
động viên, khích lệ các em tham gia tích cực hơn. Nhờ đó, số tiền thu được từ
phong trào năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ngoài ra, trường còn tổ chức phong trào "kế hoạch nhỏ".
Phong trào này kêu gọi các em tận dụng những vật dụng, đồ dùng, đồ phế liệu của
gia đình như lon bia, giấy vụn… gom lại mang đến trường để bán phế liệu lấy
tiền bỏ vào quỹ lớp để giúp các em có hoàn cảnh khó khăn. Năm học vừa qua,
trường THCS Chánh Nghĩa thu được hơn 2.000kg phế liệu, ước tính khoảng 10 triệu
đồng.

Tiếp sức cho học sinh nghèo

Sau thời gian các "chú heo đất" được các học sinh "vỗ béo",
lúc đập heo là lúc được các em học sinh chờ đợi nhất. Mỗi chú heo đất đều chứa
đựng những tình cảm yêu thương và sự sẻ chia của tập thể lớp, giáo viên và học
sinh dành cho các bạn học sinh nghèo của trường. Thầy giáo Võ Văn Thơ, Hiệu
trưởng trường THCS Chánh Nghĩa cho biết: "Phong trào nuôi heo đất đi kèm l�
phong trào kế hoạch nhỏ được nhà trường phát động đến nay đã được 8 năm. Sau 8
năm phát động đã được toàn thể giáo viên, học sinh của trường nhiệt tình hưởng
ứng và đã mang lại hiệu quả rất thiết thực. Đồng thời qua phong trào đã góp
phần giáo dục ý thức lao động, thực hành tiết kiệm cho những công dân tương
lai".

Dù giá trị khoản tiền tiết kiệm không lớn nhưng đã thể hiện
được tinh thần đoàn kết, yêu thương, san sẻ khó khăn của những em có hoàn cảnh
kém may mắn hơn để tiếp thêm niềm tin, nghị lực giúp các em vững bước trên con
đường học vấn của mình. Em Phạm Tiến Huy, học sinh lớp 7A3 được nhận học bổng
từ quỹ heo đất chia sẻ: "Gia đình em có hoàn cảnh rất khó khăn, em đã từng nghĩ
đến việc bỏ học để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ, nhưng vừa qua em nhận được học
bổng từ phong trào em rất vui, em hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ lòng bạn
bè, thầy cô".

Phong trào kế hoạch nhỏ và "heo đất giúp bạn nghèo" của
trường THCS Chánh Nghĩa là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, thể hiện tình
yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của mọi người đối với học sinh nghèo, một
phong trào cần được nhân rộng.

TÂM BÌNH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét