Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm ở TP.Thủ Dầu Một: Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học


Viết sáng kiến kinh nghiệm�
(SKKN) là một trong những  nhiệm vụ
chuyên môn của các  nhà giáo. Riêng đối với
ngành  GD-ĐT TP.Thủ Dầu Một, năm  học 2011-2012, ngành đã bội  thu khi có 3 sáng kiến đạt loại  A cấp tỉnh, 114 sáng kiến đạt  loại B và 60 loại C.
    Những SKKN được giáo viên đúc rút từ quá trình giảng dạy

Ông Nguyễn Văn Chệt, Phó Trưởng phòng GD-ĐT TP.Thủ Dầu Một
năm học vừa qua, ngành có đến 3 sáng kiến đạt loại A, điều đó thể hiện được sự
dày dạn kinh nghiệm, tâm huyết của người thầy đối với sự nghiệp giáo dục.

Ông Chệt cho biết thêm năm học 2011-2012 có 441 đề tài dự
thi SKKN. Đề tài dự thi nhiều. Ngoài những đề tài về chuyên môn, còn có nhiều đề
tài về đổi mới quản lý, giáo dục học sinh, đổi mới công tác giáo viên chủ nhiệm,
nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh… SKKN được các nhà giáo đúc kết từ thực
tế, kinh nghiệm quản lý, giảng dạy. Điển hình đề tài đạt loại A của nhà giáo Phạm
Hoa Hòa, Phó Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai về "hoạt động ngoài
giờ lên lớp". Đề tài này được rút ra từ kinh nghiệm tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp mà nhà trường đã thực hiện, nhằm lồng ghép giáo dục đạo đức, kỹ
năng sống cho học sinh. Thời gian qua, trường đã tổ chức cho các em đi tham
quan, học tập thực tế ở các khu di tích lịch sử văn hóa. Qua đó các em nâng cao
được ý thức học tập, xây dựng tinh thần đoàn kết, tạo dựng mối quan hệ xã hội tốt
và đích đến cuối cùng là giúp nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường.

Hay cô Đỗ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thị
Minh Khai là một tác giả có đề tài loại A phấn khởi cho biết, hàng năm trường
phấn đấu có SKKN được chấp nhận cấp tỉnh. Riêng năm học 2011-2012 có 2 sáng kiến
loại A, 8 loại B và 4 loại C. Xác định phong trào viết SKKN phát triển thì chất
lượng giáo dục được nâng lên, nên Ban giám hiệu trường quan tâm đẩy mạnh phong
trào này. Quy trình thực hiện cũng được nhà trường thực hiện rất chặt chẽ. Đầu
tiên trường cho giáo viên đăng ký đề tài, giáo viên viết dàn bài, sau đó hội đồng
xét chọn cấp trường góp ý. Kế tiếp giáo viên viết bản thảo, tổ trưởng chuyên
môn góp ý lần nữa, chấm phản biện cấp tổ, kế đến hội đồng cấp trường chấm.

Hiệu quả của phong trào viết SKKN đã thấy rõ. Những đề tài
hay, đoạt giải cao được phổ biến rộng rãi trong toàn ngành. Qua đó, các giáo
viên có cơ hội học tập được những cách làm hay của đồng nghiệp. Cô Nguyễn Kim
Cúc, trường tiểu học Nguyễn Du cho biết, qua những SKKN của đồng nghiệp, chúng
tôi tích lũy thêm được kinh nghiệm, đồng thời vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh
thích hợp, góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng giáo dục.

Ông Chệt nhìn nhận, những năm qua, phong trào viết SKKN phát
triển, chất lượng giáo dục toàn ngành được nâng lên. Trong các phong trào thi
đua, các cuộc thi do Sở GD-ĐT tổ chức như: Giải thưởng Sao Khuê, giải thưởng
Lương Thế Vinh, hùng biện tiếng Anh, Olympic cấp tỉnh, thi toán, tiếng Anh trên
internet, thi thực hành thí nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi… đơn vị luôn có nhiều
giáo viên – học sinh đoạt giải thưởng cao. Và trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp
10 năm học 2012-2013, có những trường có nhiều HS thi đậu vào trường chuyên
Hùng Vương, trường chất lượng cao của tỉnh.

Viết SKKN thể hiện sự đam mê, sáng tạo và tâm huyết của cán
bộ – giáo viên nói chung. Với những thành công trong năm qua, hy vọng năm học
này ngành GD-ĐT TP.Thủ Dầu Một sẽ xuất hiện thêm những nhân tố mới trong phong
trào viết SKKN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho toàn ngành nói
chung. 

 HỒNG THÁI



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét