Normal
0
false
false
false
MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}
Thời gian cho phép tìm kiếm 4.000
tấn vàng tại núi Tàu sắp hết, nhưng cánh cửa vào kho báu vẫn chưa hé mở.
Ngày 6-10, tức chỉ còn 4 ngày l�
hết hạn cho phép thăm dò kho vàng (10.10.2012), chúng tôi có mặt tại khu vực
núi Tàu (xã Phước Thể, H.Tuy Phong, Bình Thuận) để tìm hiểu những ngày cuối
cùng của việc tìm kiếm kho vàng mà cụ Trần Văn Tiệp (97 tuổi, ngụ tại TP.HCM)
mất nửa đời người theo đuổi.
Tan hoang núi Tàu !
Chỉ tay lên đỉnh núi cao, anh Minh
Chiến, Phó văn phòng Huyện ủy Tuy Phong, nói: "Kho vàng ở trên đó, chúng ta
phải mất gần một tiếng leo núi đấy". Vượt qua từng tảng đá để lên núi, anh
Chiến nói: “Núi Tàu là nơi có vô số gốc cây bằng lăng rất đẹp. Mùa khô, cả
vùng núi rực màu hoa bằng lăng, lãng mạn lắm. Hiện nay bằng lăng núi Tàu đã bị
cấm khai thác”.
Sau 30 phút leo núi, chúng tôi
phát hiện nhiều tảng đá lớn được đào bới, đè những bụi bằng lăng gãy rạp. Đá có
thể rơi xuống chân núi bất cứ lúc nào. "Đây chính là những tảng đá mà "quân"
của cụ Tiệp xới lên để tìm "cửa hang" của kho vàng", anh Chiến nói.
Cụ TiệpMất gần một tiếng leo núi, chúng
tôi mới tiếp cận được “công trường” tìm kho vàng. Trước mắt chúng
tôi, một vạt đông núi Tàu rộng chừng khoảng 2 ha bị xẻ nát; hang, hố đầy nước
đọng như những cái ao giữa lưng chừng núi. Phía tây có một lán trại dành cho
công nhân trú ngụ, vài bộ quần áo phơi ướt sũng nước mưa, nhưng công trường
không một bóng người. Công trường cũng ngổn ngang các thiết bị, phương tiện cơ
giới. Một giàn khoan còn cắm trong lòng đất cùng nhiều ống thép khoan sét gỉ
nằm ngổn ngang. Cách mũi khoan chưa đầy 100 m là một chiếc máy nổ công suất 500
KVA. Đây chính là máy phát điện phục vụ cho việc khoan thăm dò 15 mũi khoan trong
suốt mấy tháng qua mà cụ Tiệp được UBND tỉnh Bình Thuận cho phép. Chỉ tính việc
đưa được chiếc máy nổ nặng hàng chục tấn này lên đến đỉnh núi đã thấy quyết tâm
của cụ Tiệp lớn thế nào. Những tảng đá to đùng được lật lên khỏi mặt đất cũng
cho thấy sự khó khăn, vất vả của công nhân lao động tại đây mấy tháng qua.
Trao đổi với PV, ông Hồ Ba, Chủ
tịch UBND H.Tuy Phong, cho biết: "Huyện sẽ cùng tỉnh đánh giá, khảo sát lần
cuối sau mấy tháng cho cụ Tiệp thăm dò kho vàng núi Tàu. Quan điểm riêng của
huyện là nên dừng lại, tỉnh đã quá ưu ái cho tâm nguyện của ông cụ. Bây giờ
dừng lại là đúng lúc vì đã 20 năm rồi. Nếu có kho vàng thật thì những năm chiến
tranh chống Mỹ, mọi người đã tìm thấy lâu rồi".
Tan hoang núi Tàu (ảnh chụp sáng 6-10) Sẽ không cấp phép gia hạn
Trưa 7-10, nói chuyện với PV qua
điện thoại, cụ Trần Văn Tiệp vẫn quả quyết: "Có tới 5.000 tấn vàng chứ không
phải 4.000 tấn đâu con ạ. Có một số người lừa ông để lấy kho báu. Nhưng chúng
nó không lừa được ông đâu. Không qua mặt ông được đâu, vì chìa khóa kho vàng
ông đang giữ ở đây. Có một số người Đài Loan vào lén lút đào ở phía hồ nuôi tôm
con có hay biết gì không? Hiện nay còn có một số người ngoài Hà Nội vào đây
muốn gặp ông, xin hợp tác làm nhưng ông chưa đồng ý. Ông sẽ trực tiếp ra làm
việc với tỉnh Bình Thuận để xin gia hạn cho đào tiếp vì ông làm chưa xong.
Nhưng lần này ông sẽ đổi người chỉ huy. Tụi này nó không biết cách làm, mất
thời gian quá con ạ".
Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND
tỉnh Bình Thuận Nguyễn Thành Tâm khẳng định: “Sau khi đã ra quyết định gia
hạn thêm 3 tháng cho cụ Tiệp thăm dò, nên lần này tỉnh không cấp phép hay gia
hạn thêm nữa. Tỉnh cũng đã hết lòng với ý nguyện của cụ Tiệp. Thứ hai này (ngày
8.10) tỉnh sẽ có một tổ công tác liên ngành ra núi Tàu thị sát lại để đánh giá
những tác động về mặt môi trường khi cho phép thăm dò kho vàng. Mặt khác sẽ
phải tăng cường công tác an ninh trật tự tại địa phương. Sau đợt thị sát này,
tổ công tác sẽ có báo cáo cho tỉnh cụ thể để giải quyết vấn đề môi
trường”.
Hành trình tìm
kho vàng 4.000 tấn
Theo
cụ Trần Văn Tiệp (97 tuổi, quê Hải Phòng, hiện ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM), vào
năm 1944 – 1945 người Nhật đã chôn khoảng 4.000 tấn vàng ở núi Tàu. Từ năm
1953, cụ Tiệp đã có thông tin về kho vàng này. Nhưng mãi đến năm 1975, cụ mới
bắt tay vào công việc tìm kiếm. Với thanh kiếm Nhật, một lá bản đồ và vài đồng
tiền yen trong một lần tìm thấy tại khu vực núi Tàu, cụ Tiệp cho đó l�
“minh chứng không thể chối cãi về kho vàng này”. Đến khi cụ Tiệp gặp
được ông Lê Văn Hiền (Tám Hiền), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thuận Hải (đã mất năm 2010), thì 2 người
bắt đầu tìm kiếm (năm 1993). Sau khi ông Tám Hiền qua đời, cụ Tiệp vẫn tuyên
bố: "Bạn tôi đi rồi. Dù chỉ một mình, tôi vẫn quyết tìm cho ra kho vàng này cho
ngân khố quốc gia!".
Tính
từ năm 1993 đến nay, UBND tỉnh Bình Thuận đã 4 lần ký văn bản cấp phép (và 2
lần gia hạn) cho cụ Tiệp tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn. Cũng khoảng thời gian
này, cụ Tiệp đã tự bỏ kinh phí với hàng trăm lượng vàng để phục vụ cho việc tìm
kiếm kho vàng, nhưng kết quả đến nay vẫn là con số không.
L�
người từng theo dõi vụ việc này mấy năm trở lại đây, PV Thanh Niên có vài lần
tiếp cận với cụ Tiệp tại nhà riêng và cùng cụ đi "tìm vàng" ở Bình Thuận. Điều
thấy rõ nhất ở cụ Tiệp chính là niềm tin mãnh liệt.
Theo TNO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét