Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

Xuất khẩu 9 tháng: Kim ngạch xuất khẩu tăng, giúp doanh nghiệp vượt khó!


Normal
0

false
false
false

EN-US
X-NONE
X-NONE

MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-priority:99;
mso-style-qformat:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin-top:0in;
mso-para-margin-right:0in;
mso-para-margin-bottom:10.0pt;
mso-para-margin-left:0in;
line-height:150%;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:11.0pt;
font-family:”Arial”,”sans-serif”;}

Tính đến hết tháng 9-2012, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của tỉnh đạt mức
tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Trong những tháng tiếp theo của quý
IV-2012, các doanh nghiệp (DN) trong tỉnh sẽ tăng cường sản xuất để hoàn
thành các hợp đồng xuất khẩu đã ký từ đầu năm, nên KNXK hứa hẹn sẽ tiếp
tục tăng. Để giúp DN hoàn thành tốt kế hoạch xuất khẩu năm 2012, chính quyền
vàcác ngành chức năng trong tỉnh cũng đãvàđang thực hiện một số chương trình,
giải pháp nhằm giúp DN ổn định sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu.

 Tuy DN xuất khẩu gặp nhiều khó khăn về đơn hàng, nhưng trong 9 tháng qua
mặt
hàng dệt may vẫn đạt kim ngạch xuất khẩu khá

Kim ngạch xuất khẩu tăng

Tuy gặp nhiều khó khăn do giá nguyên
vật liệu đầu vào tăng nhẹ, nhưng 9 tháng đầu năm 2012, các DN sản xuất – xuất
khẩu ở Bình Dương vẫn duy trì hoạt động, ổn định sản xuất, xuất khẩu đạt hiệu
quả cao. Lũy kế 9 tháng, KNXK toàn tỉnh ước thực hiện đạt 8.273 triệu USD, tăng
16,1% so với cùng kỳ, đạt 66,7% kế hoạch cả năm, chiếm 9,9% KNXK cả nước. Trong
đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 1.514,4 triệu USD, tăng 6,5%; khu vực kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6.758,6 triệu USD, tăng 18,5%. Riêng tháng 9-2012,
KNXK toàn tỉnh ước thực hiện đạt 1.113,3 triệu USD, tăng 6,6% so với tháng 8.
Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ước đạt 213,4 triệu USD, tăng 10,1%; khu vực
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 899,9 triệu USD, tăng 5,9%.

Nếu xét về nhóm hàng, 9 tháng qua,
nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là gỗ, dệt may, giày dép đạt mức tăng
trưởng tốt nhất. Theo đó, KNXK ngành gỗ ước đạt 1.003 triệu USD, tăng 9,7% so với
cùng kỳ, chiếm 13,3% tổng KNXK của tỉnh và chiếm 32,3% tổng KNXK cả nước (3,4
tỷ USD). Ngay từ đầu năm, nhu cầu về đồ gỗ nhập khẩu ở các thị trường Nhật Bản,
Mỹ, đặc biệt là thị trường Trung Quốc tăng mạnh, kéo theo giá tăng từ 5 – 7% so
với năm 2011, đặc biệt là các sản phẩm gỗ cao cấp và đồ gỗ ngoài trời. Mặt
hàng dệt may ước đạt 1,019 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng
12,7% tổng KNXK cả tỉnh và chiếm 9,5% tổng KNXK cả nước (11 tỷ USD). Lượng đơn
hàng từ các thị trường truyền thống thấp hơn so với cùng kỳ từ 7 – 10%, nhưng
các DN lớn vẫn bảo đảm hợp đồng xuất khẩu đến hết năm 2012. Thị trường xuất khẩu
mặt hàng này chủyếu vẫn làMỹ, Nhật, EU, Hàn Quốc. Ngành hàng giày dép tuy
lượng đơn hàng có giảm nhưng cũng đạt mức tăng trưởng khá, với KNXK ước đạt
701,8 triệu USD, tăng 12,9%, chiếm tỷ trọng 8,4% tổng kim ngạch của tỉnh và chiếm
12,5% tổng KNXK cả nước (5,6 tỷ USD)…

Nhóm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
tuy đơn hàng và giá giảm, nhưng 9 tháng đầu qua vẫn đạt KNXK 75 triệu USD, chiếm
tỷ trọng 0,9% trong tổng KNXK của tỉnh. Nhóm mặt hàng gốm sứ xuất khẩu vẫn giữ
được mức tăng trưởng tốt. Lượng đơn hàng từ các khách hàng truyền thống như
Pháp, Đức, Nhật… tương đối ổn định. Riêng mặt hàng mủ cao su, do nhu cầu thị
trường giảm mạnh, giá xuất khẩu đang ở mức thấp, nên giá trị xuất khẩu không
tăng nhiều so với cùng kỳ. Theo đó, KNXK mủ cao su ước đạt 186.685 tấn, chỉ
tăng nhẹ ở mức tăng 4,4% so với cùng kỳ.

Giải pháp giúp DN vượt khó

Số liệu trên cho thấy, KNXK tăng mạnh
ở khối DN có vốn đầu tư nước ngoài do được đầu tư vốn giá rẻ từ công ty mẹ, lại
khép kín quy trình sản xuất, tiêu thụ ổn định. Còn các DN trong nước thì vẫn
đang gặp khó khăn từ nhiều phía. Đối với bên trong, DN gặp khó khăn do chi phí
đầu vào như điện nước, xăng dầu… tăng; lãi suất vốn vay ngân hàng cao ảnh hưởng
đến giá thành, giảm sức cạnh tranh. Đối với bên ngoài, DN gặp khó khăn từ phía
thị trường. Do kinh tế thế giới khó khăn kéo dài, kéo theo đơn hàng và giá cả đều
giảm. Nhiều DN còn thiếu cả đơn hàng nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.
Ngoài ra, từng ngành hàng còn gặp khó khăn riêng từ chính sách vĩ mô.

Để tháo gỡ khó khăn cho DN nhằm ổn định
sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, UBND tỉnh và các ngành chức năng đã tích cực vào
cuộc bằng các cuộc tiếp xúc, lắng nghe các khó khăn, vướng mắc từ phía DN để có
giải pháp tháo gỡ kịp thời. Sở Công Thương cũng triển khai kế hoạch đồng hành,
tháo gỡ khó khăn cho DN bằng các chương trình cụ thể. Ông Võ Văn Cư, Giám đốc Sở
Công Thương cho biết, theo kế hoạch, sở sẽ tập trung thực hiện tốt chương trình
xúc tiến thương mại năm 2012, hỗ trợ DN tham gia triển lãm trong và ngoài nước
nhằm giúp DN quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu. Cùng với đó, Sở
Công Thương cũng đã kiến nghị UBND tỉnh tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động
miễn, giãn, gia hạn thuế đối với DN; giám sát các ngân hàng thương mại thực hiện
đúng chủ trương giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn duy
trì sản xuất và giải quyết hàng tồn kho. Ngoài ra, Sở Công Thương còn kiến nghị
UBND tỉnh đề xuất Chính phủ xem xét kéo giãn thời gian tăng lương công nhân lao
động đến hết tháng 2-2013 để DN có thêm thời gian giải quyết khó khăn, ổn định
sản xuất.

Thực tế cho thấy, hầu hết các DN sản
xuất – xuất khẩu trong tỉnh đến thời điểm này đều "thấm đòn" khủng hoảng nợ
công từ các thị trường xuất khẩu! Do vậy, bên cạnh sự hỗ trợ của địa phương, DN
xuất khẩu đang rất cần sự hỗ trợ cấp bách và tích cực từ Chính phủ bằng các giải
pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu; đặc biệt
là nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường; phổ biến kịp thời thông tin thị
trường thế giới, nhất là đối với các thị trường, các mặt hàng trọng điểm. Cùng
với đó là tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và bảo hộ thương hiệu hàng
hóa của Việt Nam tại nước ngoài.

Toàn tỉnh hiện có 1.735 DN tham gia
xuất khẩu trực tiếp vào 193 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, có 55 DN tham
gia xuất khẩu lần đầu. Thị trường xuất khẩu chủ lực của các DN Bình Dương là Mỹ,
EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

BẢO ANH



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét