Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Cải cách hành chính để phục vụ nhân dân tốt hơn


Cải
cách hành chính (CCHC) nói chung và cải cách thủ tục hành chính (TTHC) nói
riêng trong đó có lĩnh vực an toàn giao thông đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định là một giải pháp quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, đồng thời là xu thế tất yếu khách quan trong bối cảnh hội nhập v�
toàn cầu hóa ở nước ta hiện nay.

Năm
1995, Chính phủ ban hành Nghị định 36/CP ngày 29-5-1995 về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, giao thông đô thị. Tiếp theo đó, Chính phủ
ban hành Nghị định số 49/CP ngày 26-7-1995 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực TTATGT đường bộ. Có thể nói, lần đầu tiên các văn bản này
đã đề cập đến lĩnh vực giao thông và cưỡng chế vi phạm TTATGT đường bộ một cách
tương đối luật hóa để điều chỉnh về lĩnh vực này.

 Lực lượng CSGT đang làm
nhiệm vụ

Liên
tục sau đó, Chính phủ ban hành các Nghị định số 15/CP, 152/CP, 146/CP và hiện
nay là Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 và Nghị định số 33/2011/NĐ-CP
ngày 16-5-2011 của Chính phủ để điều chỉnh việc xử phạt vi phạm hành chính về
TTATGT đường bộ cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã
đánh dấu một bước mới về cải cách TTHC đối với lĩnh vực TTATGT đường bộ, trong
đó quy định rõ hơn về thẩm quyền, về hành vi vi phạm, cơ chế bảo đảm thực hiện,
thời gian ra quyết định xử phạt, thủ tục xử phạt đơn giản… Các quy định để
thực hiện Luật Giao thông đường bộ cũng được ban hành đồng bộ kịp thời, góp
phần tích cực thực hiện thắng lợi Đề án 30 của Chính phủ về cải cách một bước
TTHC trong giai đoạn hiện nay. Việc ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã
tạo nên một hành lang pháp lý cần thiết để điều chỉnh lĩnh vực bảo đảm TTATGT,
khắc phục tình trạng thiếu luật và những biểu hiện thiếu công khai, minh bạch
hoặc tình trạng tiêu cực của các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Các
bộ, ngành có thẩm quyền xử phạt đã lựa chọn cán bộ, công chức và tổ chức tập
huấn, trang bị khoa học kỹ thuật và đầu tư cơ sở vật chất cho việc thực hiện xử
phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ. Hiệu quả xử phạt vi phạm TTATGT
đường bộ được nâng lên một bước, kể cả về nhận thức, tinh thần phục vụ nhân dân
của các cơ quan Nhà nước được tốt hơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách
nhiệm hơn, Bộ Công an và công an các đơn vị, địa phương đã lập đường dây điện
thoại nóng để tiếp nhận tin, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công
dân trong xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT. Hiệu quả từ công tác xử phạt đã
góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân; qua đó
đã kiềm chế được TNGT đường bộ, giảm thiểu số người chết và số người bị thương,
đạt được mục tiêu mà Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 13/NQ-CP, Nghị quyết
số 32/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT, ùn tắc
giao thông và Nghị quyết số 88/NQ-CP về các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT.

Đối
với lực lượng CSGT, CCHC được xác định là một trong những nội dung quan trọng,
phải thực hiện trước mắt cũng như lâu dài, trong đó tập trung vào khâu đột phá
là cải cách TTHC trên các lĩnh vực quan trọng là đăng ký, quản lý phương tiện;
tuần tra kiểm soát, xử lý tai nạn, xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực
TTATGT; rà soát các thủ tục hành chính cần bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị bãi
bỏ, hủy bỏ, thay thế hoặc ban hành bảo đảm cụ thể, rõ ràng, đúng quy định v�
phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho cả công tác quản
lý Nhà nước cũng như phục vụ nhân dân được tốt hơn.

Thời
gian qua, lực lượng CSGT đã rà soát, thống kê 20 TTHC, trong đó có 6 thủ tục
cấp Trung ương, 9 thủ tục cấp tỉnh và 5 thủ tục cấp huyện. Đã rà soát TTHC
trong 8 văn bản quy phạm pháp luật, phục vụ tốt hơn cho công tác đăng ký quản
lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, qua đó đã loại bỏ được 11 loại giấy
tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian chờ đợi lấy kết quả từ 50 – 60% thời
gian so với trước. Công tác đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ đã được triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực về các
nội dung, giảm các thủ tục giấy tờ đối với hồ sơ phương tiện, giảm thời gian
chờ đợi, đi lại của nhân dân, công khai, minh bạch trong cấp biển số xe, cải
cách phương pháp làm việc… được Chính phủ ghi nhận và nhân dân đánh giá cao.

Bên
cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc áp dụng và thực hiện các văn bản
pháp luật về xử phạt hành chính trên lĩnh vực TTATGT hiện nay vẫn còn gặp phải
những khó khăn, vướng mắc; hệ thống các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính nói chung, xử phạt vi phạm hành chính về TTATGT đường bộ nói riêng còn
nhiều chồng chéo, chưa đủ mạnh để răn đe, giáo dục. Thủ tục còn rườm rà dẫn đến
phiền hà, gây khó khăn bất lợi cho cả cơ quan thực thi pháp luật và cả các tổ
chức và công dân… Do đó, thời gian tới ngành công an cần tiếp tục nghiên cứu
để sửa đổi, nhằm đạt được mục tiêu CCHC, để phục vụ nhân dân tốt hơn.

ĐỒNG PHƯƠNG



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét